| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về Chiến tranh thế giới thứ nhất

Thứ Ba 18/09/2012 , 12:12 (GMT+7)

Xin cho biết vắn tắt diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?

* Xin cho biết vắn tắt diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?

Trần Thanh Phong, Đức Thọ, Hà Tĩnh

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Thế chiến thứ nhất hay Đệ nhất thế chiến, diễn ra từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918. Đây là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người, với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.

Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Phụ nữ phải làm việc thay nam giới, đồng thời sự phát triển của kỹ nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả của xe tăng trong chiến đấu kể từ cuộc đại chiến này. Đây là cuộc chiến giữa phe Entente (chủ yếu là Đế quốc Anh, Pháp, Nga, Ý, Hoa Kỳ) và phe Liên minh Trung tâm (chủ yếu là Đức, Thổ Ottoman, Áo-Hung và Bulgaria).

Cuộc đại chiến mở đầu với sự kiện Hoàng thái tử Áo-Hung bị ám sát, dẫn đến việc người Áo - Hung tuyên chiến với Serbia. Sự kiện này được nối tiếp bởi việc Hoàng đế Đức là Wilhelm II truyền lệnh cho các tướng xua quân tấn công Bỉ, Luxembourg và Pháp, theo kế hoạch Schlieffen. Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận tiền, trong số đó có 60 triệu người Âu châu.

Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Pháp là nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị khánh kiệt, dẫn tới đại bại của Pháp trong các cuộc chiến tranh về sau. Những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng diễn ra trên đất Pháp. Một trận đánh đáng nhớ của cuộc đại chiến là tại Verdun cùng năm đó, khi quân Đức tấn công thành cổ Verdun của Pháp, nhưng không thành công.

Song trận chiến đẫm máu nhất là tại sông Somme (1916), khi liên quân Anh - Pháp đánh bất phân thắng bại với quân Đức. Tất cả những đế quốc quân chủ đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này, nó tạo điều kiện cho đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga, và mở đường cho Adolf Hitler lên nắm quyền tại Đức.

Sau chiến tranh, châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng và những cao trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy ở các nước bại trận... 

* Ai tìm ra dây thép gai?

Lê Sơn, Quỳnh lưu, Nghệ An

Dây thép gai có công dụng rất rộng. Song bạn có ngờ không, phát minh ra thứ có ứng dụng rộng rãi đó lại là một cậu bé mới chỉ 13 tuổi!

Đứa trẻ đó tên là Gêorsôp. Do nhà rất nghèo, cậu bé đó đã phải tới làm công ở bãi chăn nuôi để kiếm tiền. Cậu rất thích đọc sách, hễ rảnh tay lúc nào là lấy sách ra xem. Nhưng mỗi lần cậu xem sách thì lũ dê cậu phải trông nom thi nhau nhảy qua hàng rào, chạy đi rất xa, khiến cậu rất mệt để lùa chúng về.

"Nếu có một thứ gì đó ngăn cho lũ dê không sao nhảy ra qua hàng rào thì hay quá!”- Cậu bé ngày nào cũng nghĩ ngợi về điều đó.

Một hôm, cậu bé bỗng nhìn thấy ở chỗ cách hàng rào bao quanh bãi chăn thả không xa có mấy bụi hoa hồng. Lũ dê đều không dám xán tới gần nơi đấy do trên cây hoa hông có gai nhọn sắc. Thế là cậu bẻ mấy cành cây hoa hồng, đem đặt lên trên hàng rào và thấy lũ dê quả nhiên trở nên ngoan ngoãn hơn rất nhiều, không dám nhảy qua hàng rào.

Nhưng bụi cây hoa hồng đâu có bền chắc gì mấy, cậu bé liền dùng dây thép làm thành những chiếc gai, mắc vào sợi dây thép rồi cuộn lên trên hàng rào, và như vậy đã tạo ra một mạng dây thép gai!

Về sau,  vào năm 1874, một chủ trang trại người Mỹ tên là Joseph Gidden, đã phát minh máy làm dây thép gai, khiến giá thành dây thép gai giảm đáng kể...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm