| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh lộ đầu tư hàng trăm tỷ đồng, làm 7 năm chưa xong

Thứ Năm 01/12/2016 , 08:45 (GMT+7)

 Sau 7 năm thi công nhưng tuyến tỉnh lộ đầu tư hàng trăm tỷ đồng vẫn chưa thể hoàn thành. Không những thế, hàng năm vào mùa mưa lũ...

Không những thế, hàng năm vào mùa mưa lũ, đường bị xói mòn nên tốn không ít kinh phí duy tu, bảo dưỡng.

14-20-22_1
Tuyến đường 675A đã làm 7 năm nhưng hiện chưa hoàn thành
 

Tỉnh lộ 675A thuộc địa phận tỉnh Kon Tum đi từ thủy điện Sê San 3 đến quốc lộ 14C dài 58km với kinh phí 529 tỷ đồng được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2009. Dự án do UBND huyện Sa Thầy làm chủ đầu tư với 3 đơn vị thi công là Công ty CP Trường Long, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Duy Tân và Công ty TNHH Tuấn Dũng. Dự kiến, tuyến đường này sẽ hoàn thành vào tháng 6/2014 nhưng nay vẫn dang dở.

Theo ghi nhận của PV, hầu như cả tuyến đường mới hoàn thành việc san ủi nền và rải lớp đá đầu tiên. Đặc biệt, từ đoạn suối Ia Tơi về Sê San 3 (do Công ty Trường Long thi công) mới chỉ hoàn thành việc sản ủi mặt đường.

Ngoài ra, những đoạn qua sông suối làm tạm bợ, chỉ cần nước lũ về là có thể bị cuốn trôi. Việc đi lại qua tuyến đường gặp rất nhiều khó khăn, những ngày nắng thì bụi mù mịt, mùa mưa lầy lội bị chia cắt nhiều đoạn do nước lũ tràn qua.

Đang dắt xe trên đường, anh Hoàng Tuấn Anh (một người thường xuyên đi qua đoạn đường này) lắc đầu ngao ngán: “Tôi vừa mới đi được một đoạn mà đã bị đá cắt thủng lốp xe rồi. Mùa này còn đỡ, vào mùa mưa thì gần như không thể nào đi được. Chuyện bị lủng lốp xe và phải dắt bộ như thế xảy ra thường xuyên. Không biết đến bao giờ, đường mới xong”.

Chạy dọc theo tuyến đường, chúng tôi nhìn thấy chỉ có 1 vài máy móc hoạt động lẻ tẻ. Đa số chỉ san ủi những đoạn bị xói lở vì nước tràn qua nhằm thông tuyến tạm thời.

Tiếp chuyện PV, một công nhân đang thi công trên tuyến đường này cho biết: “Tôi là công nhân của Công ty Đầu tư và Phát triển Duy Tân. Đơn vị tôi thi công khoảng 19km, hiện đường đã rải đá cấp phối lớp 2 được 10km, số còn lại mới chỉ rải đá cấp phối lớp 1".

14-20-22_2
Hàng năm, tuyến đường còn tốn không ít kinh phí để duy tu, bảo dưỡng
 

Để tìm hiểu cụ thể về việc thi công kéo dài dai dẳng này, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Hữu Dụ - Phó trưởng BQL Đầu tư và Xây dựng huyện Sa Thầy. Ông cho biết, mặc dù kinh phí đầu tư của tuyến đường 529 tỷ nhưng chủ đầu tư mới nhận được 137 tỷ và đã giải ngân toàn bộ cho các đơn vị thi công.

Cũng theo ông Dụ, theo thiết kế đường dài 58km và phần mặt rộng 3,5m nhưng trên thực tế đường chỉ dài 54km vì 4 km còn lại trùng với đường vào thủy điện Sê San.

Do nguồn vốn không đủ nên chỉ làm nền đường và công trình thoát nước. Phần mặt chỉ rải thảm nhựa ở một số đoạn có độ dốc lớn. Các cây cầu bắc qua cũng chưa làm được. Hầu hết, những đoạn quá sông suối chỉ làm cống còn cầu chỉ có ngầm tạm nhưng đợt lũ vừa rồi đã bị trôi hết.

“Tuyến đường này ít dân qua lại, trước đây là chỉ phục vụ an ninh quốc phòng nhưng nếu làm xong sẽ phục vụ cho việc giãn dân chủ yếu là từ xã Ia Dom ra. Thế nhưng vì đầu tư không đồng bộ nên nên phần nền đất cứ hoàn thành xong là lại bị mưa xói lở. Hiện hàng năm chúng tôi vẫn phải cho máy móc vào sửa chữa cầm chừng để chờ xin nguồn kinh phí mới từ nguồn vốn ADB sau đó giao lại mặt bằng.

Vì sợ san ủi nhiều lần sẽ sai với thiết kế nên mặt đường chúng tôi vẫn chưa cho làm sát cốt mà để cao hơn 1m. Khi mưa xói lở sẽ ban gạt tránh hao hụt”, ông Dụ nói.

Sở GT- VT tỉnh Kon Tum cho biết tuyến đường 675A do huyện Sa Thầy làm chủ đầu tư và quản lý. Trước khi triển khai thi công, Sở GT- VT chỉ góp ý việc đầu tư ban đầu, còn mọi việc như tiến độ thi công, giải phóng mặt bằng đều do chủ đầu tư lo.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm