| Hotline: 0983.970.780

Tỏi, ớt giúp ngừa cúm?

Thứ Sáu 17/05/2013 , 10:35 (GMT+7)

Có phải ăn ớt và tỏi thường xuyên có thể phòng ngừa được bệnh cảm cúm?

* Có phải ăn ớt và tỏi thường xuyên có thể phòng ngừa được bệnh cảm cúm?

Bùi Kim Thoa, Sóc Sơn, Hà Nội

Bệnh cúm  do virus dạng RNA thuộc họ Orthomyxoviridae gây nên. Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức bắp thịt khắp cơ thể, ho, mệt mỏi. Cúm cũng có thể nhập vào làm viêm phổi và có thể đưa đến tử vong, phần lớn ở trẻ em và người lớn tuổi hoặc người yếu miễn nhiễm.

Theo y học cổ truyền, ớt vị cay, nóng, có tác dụng tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống, thường được dùng chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, chữa đau khớp. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong ớt có chứa một số hoạt chất như capsicain, chất này bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Chất capsaicin trong ớt là hoạt chất gây đỏ và nóng, chỉ có khi quả ớt chín. Chất này có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất edorphin - có tác dụng giảm đau. Như vậy ớt không trực tiếp liên quan đến việc phòng chống cúm.

Còn tỏi, thành phần của tỏi chứa nhiều chất allicin giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng. Tỏi còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh cúm.

* Vì sao đã tiêm phòng cho trẻ đúng quy cách và chỉ dẫn của bác sỹ mà trẻ vẫn không phòng tránh được bệnh?

Phạm Thúy Nga, Tuy Phong, Bình Thuận

Tiêm phòng vacxin không phải là giải pháp tuyệt đối bảo vệ trẻ không mắc bệnh mà nó là phương án tốt nhất giảm thiểu các loại bệnh viêm nhiễm. Nói cách khác, tiêm phòng vacxin giúp trẻ giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh và tử vong so với nhóm  không tiêm phòng. Chẳng hạn hiệu quả của việc tiêm phòng lao có đạt được tối đa hay không còn phụ thuộc vào quản lý bệnh nhân mắc lao trong cộng đồng. Nếu không được kiểm soát tốt thì người mắc lao không được điều trị có thể lây bệnh cho cộng đồng, nhất là trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh nhất do miễn dịch kém và tiếp xúc trực tiếp với người thân bị bệnh. Do vậy, dù trẻ đã được tiêm phòng lao nếu tiếp xúc với nguồn bệnh thì vẫn có thể lây nhiễm lao, nhưng bệnh sẽ nhẹ và điều trị nhanh chóng đạt hiệu quả cao.

Vì thế, khi gia đình có người bị nhiễm lao phổi thì nên cho bệnh nhân ngủ riêng, nơi ngủ phải thoáng khí. Hạn chế cho trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc với bệnh nhân lao. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, ra nhiều mồ hôi trộm, mệt mỏi, chán ăn, sốt về chiều thường xuyên… cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời

* Tại sao ở 2 bên gương chiếu hậu của một số xe ô tô lại có thêm 1 gương tròn nhỏ đường kính tương đương với 1 quả bóng bàn?

Nguyễn Thế Anh, Hoài Đức, Hà Nội

Khoảng mù là vùng không gian mà tài xế không thể quan sát khi điều khiển xe, cần thông qua các thiết bị trợ giúp như gương chiếu hậu, gương ngoài. Khoảng mù thường gặp nhất trên ô tô là hai góc phần tư phía sau do bị giới hạn bởi thân xe hoặc vùng quan sát của gương không đủ lớn. Khi đi trên đường, một phương tiện nào đó có thể rơi vào khoảng mù và tai nạn rất dễ xảy ra bởi tài xế không có thông tin để xử lý tình huống.

Theo thống kê tại Mỹ, trung bình mỗi tuần có 2 trẻ em bị xe đâm do người lái không quan sát được khi lùi hoặc tìm chỗ đỗ. Giải pháp hữu hiệu mà một số lái xe chọn là gắn một gương cầu nhỏ trên gương trái sẽ giúp tầm quan sát rộng hơn. Đừng quay đầu lại nhìn trực tiếp mà hãy thông qua hệ thống gương, cho đến khi nào bạn chắc chắn chiếc xe sau đã ở bên trái của mình. Nếu cần, bạn có thể làm tương tự như vậy cả với gương phải.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm