| Hotline: 0983.970.780

UBND tỉnh Bắc Giang sẽ kiểm tra

Thứ Ba 29/10/2013 , 10:28 (GMT+7)

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Văn phòng phụ trách Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh đã nắm được sự việc được cho là rất nghiêm trọng của ông Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang.

Báo NNVN, trong 2 số báo ra ngày 23 và 24/10 phản ánh việc lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang “sáng tạo” mẫu bảng kê lâm sản, tạo điều kiện để cán bộ sai phạm.

>> Chuyện cấp phép trồng cây dược liệu
>> Ai tiếp tay cho kiểm lâm sai phạm?

Ngoài ra, đích thân ông Chi cục trưởng ký văn bản đề nghị huyện Lục Ngạn “tạo điều kiện thuận lợi cho DN khảo sát đất…”. Sau khi báo đăng, UBND tỉnh Bắc Giang đã có ý kiến kịp thời.

Về việc cán bộ kiểm lâm nhận tiền mãi lộ của các xe chở gỗ qua trạm kiểm soát lâm sản Hạ My (Sơn Động), ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Văn phòng phụ trách Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh đã nắm được sự việc được cho là rất nghiêm trọng của ông Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang.

Đó là trong Thông tư của Bộ NN-PTNT quy định, bảng kê lâm sản khi vận chuyển chỉ cần có xác nhận của chính quyền địa phương là UBND cấp xã. Tuy nhiên, ông Chi cục trưởng Dương Xuân Bánh lại “sáng tạo” khi thêm vào bảng kê phần xác nhận của kiểm lâm địa bàn.


Mẫu bảng kê lâm sản do Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang “sáng tạo” (phần khoanh tròn)…


…và mẫu do Bộ NN-PTNT quy định

Ông Nguyên khẳng định, đây là việc “đẻ” thêm thủ tục hành chính. Về nguyên tắc, việc công bố thủ tục hành chính phải do UBND tỉnh thực hiện, theo quy định của Bộ Tư pháp. Vì vậy, việc ông Chi cục trưởng tự sáng tạo ra phần xác nhận như đã nói ở trên là vi phạm.

“Cấp sở và cơ quan ngang sở còn chưa được quyền công bố thủ tục hành chính, chứ nói gì đến cấp chi cục. Cái nguy hiểm ở đây là chúng ta đang tiết giảm thủ tục hành chính. Mà ở đây lại “đẻ” ra thêm. Nguy hơn là có thêm thủ tục hành chính là lại có thêm phát sinh những tiêu cực mới”, ông Nguyên khẳng định.

Theo ông Nguyên, UBND tỉnh Bắc Giang vừa yêu cầu Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang kiểm tra làm rõ. Trước mắt, phải thu hồi ngay số bảng kê lâm sản mà Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang đã phát hành và đang được thực hiện. Sau đó, căn cứ vào mức độ vi phạm của từng cá nhân, tổ chức để có hình thức xử lý phù hợp với quy định hiện hành.

Trả lời câu hỏi của Báo NNVN về việc, liệu rằng có sự bao che, dung túng các sai phạm từ cấp trên, ông Nguyên khẳng định, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ kiên quyết làm rõ việc này và có biện pháp xử lý phù hợp, không bao giờ có chuyện bao che cho cán bộ cấp dưới làm sai.

Về việc ông Chi cục trưởng Kiểm lâm Bắc Giang “sốt sắng” đề nghị UBND huyện Lục Ngạn, Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn “tạo điều kiện thuận lợi để Cty CP Vina Anh Linh tổ chức khảo sát, điều tra hệ thống sinh thái và địa chất tại khu vực rừng phòng hộ Cấm Sơn với diện tích 500 ha để trồng cây dược liệu”, nhưng thực chất là mục đích khác, ông Nguyên cho hay, hiện UBND tỉnh, qua Báo NNVN, đã nắm được thông tin này và nghi ngờ, có thể DN trên lấy lý do khảo sát trồng cây dược liệu, nhưng lại vào tìm kiếm khoáng sản.

“Trước đây khu vực này đã từng bị đào xới rất nhiều để tìm vàng, nhưng UBND tỉnh đã có nhiều biện pháp ngăn chặn. Nhưng nay, không loại trừ trường hợp Cty Vina Anh Linh vào tìm vàng”, ông Nguyên cho hay.

Ông Nguyên cũng cho biết, hiện tỉnh đã yêu cầu bên an ninh vào cuộc điều tra làm rõ và sẽ có báo cáo kết quả gửi Chủ tịch UBND tỉnh vào Báo NNVN trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm