| Hotline: 0983.970.780

Vì sao người dân bao che cho nhau đối phó CSGT?

Thứ Bảy 21/05/2016 , 07:10 (GMT+7)

Ở ta hiện nay, hễ có CSGT đứng ở đoạn đường phía trước là tài xế đi chiều ngược lại có thể ra ám hiệu để xe của bạn có đủ thời gian đối phó.

Bảo vệ, che chở, giúp nhau vượt qua hoạn nạn, chống lại cái ác cái xấu, là chuyện hiển nhiên trong cuộc sống. Thế nhưng cùng nhau bao che cho tội lỗi, giấu diếm vi phạm để qua mặt cảnh sát giao thông (CSGT) thì không biết trên thế giới có nơi đâu như Việt Nam không?

Ở ta hiện nay, hễ có CSGT đứng ở đoạn đường phía trước là tài xế đi chiều ngược lại có thể ra ám hiệu để xe của bạn có đủ thời gian đối phó. Lại có những nơi người dân dựng cả biển ghi rõ “có công an” để các phương tiện lưu ý.

Nhiều lúc tôi tự hỏi vì sao người dân lại vào hùa bảo vệ nhau một cách tiêu cực trước những hành vi kiểm soát, kiểm tra của công an giao thông. Vì đâu những người dưng, chẳng liên quan gì lại chấp nhận làm tòng phạm?

Rõ ràng có một bộ phận người dân đang ngày càng dịch chuyển về phía đối lập với CSGT. Để thể hiện và khẳng định mạnh mẽ tính đối lập này, họ giúp nhau che đậy vi phạm, qua mặt công an; xem đó như một trò chơi để giễu cợt, để trả đũa một cách gián tiếp lực lượng này và hả hê trước hành động ấy.

Nguyên nhân ư? Rất có thể đó là hành động của một cá nhân sau một lần bị CSGT ách lại kiểm tra, rồi bị phạt nhưng họ chưa tâm phục khẩu phục.

Cũng rất có thể “số tiền phạt” ấy không được nộp về kho bạc theo đúng trình tự mà rơi vào túi của một vài CSGT hư hỏng nên bây giờ họ quyết không để việc ấy tái diễn với chính mình và với tất cả “đồng nghiệp” tham gia giao thông.

Với những cách đối phó rất đa dạng, ở mọi lúc, mọi nơi, họ ngầm tuyên chiến với lực lượng CSGT rằng không bao giờ để mất tiền vào tay những cá nhân thoái hoá biến chất. Bắt đầu từ đây, hành vi dung túng cái xấu, hùa theo cái sai của người dân bỗng dưng chuyển màu từ tối sang hồng vì hành vi ấy đã được nguỵ trang bằng một việc làm nhân nghĩa, được khoác lên mình chiếc áo đạo đức-giúp nhau, thậm chí bản chất của hành vi từ tiêu cực giờ chuyển hẳn thành tích cực. Vì theo giải thích của nhiều người, làm thế cũng là để hạn chế tiêu cực, ngăn chặn tình trạng ăn đút lót của một vài CSGT, giúp người lao động dễ thở hơn trước cuộc sống khó khăn.

Sẽ có nhiều nguyên nhân lý giải cho việc người dân hùa nhau che đậy vi phạm giao thông nhưng sự việc diễn ra ngày một phổ biến và quyết liệt hơn, đông đảo hơn khiến người ta dễ nghĩ tới và đi đến đồng thuận với lý do phân tích ở trên.

Nếu CSGT thực hiện phận sự của mình đúng đắn, đàng hoàng khiến người dân tâm phục khẩu phục; hệ thống giao thông khoa học, hợp lý, CSGT chủ yếu giúp người dân đi đúng luật chứ không chỉ chăm chăm rình mò bắt bớ thì không bao giờ có tình trạng người dân ra mặt bênh nhau, giúp nhau che giấu, lẩn trốn vi phạm, chỉ cho nhau cách đối phó với CSGT bất kể đúng sai.

Khi CSGT hướng dẫn người tham gia giao thông CHẤP HÀNH, họ sẽ CHẤP HÀNH, còn khi cứ mải miết dồn họ vào tình thế phải ĐỐI PHÓ thì họ sẽ nghĩ ra trăm phương ngàn kế để ĐỐI PHÓ.

VOV.VN

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm