| Hotline: 0983.970.780

Vũ khí sinh học đã được sử dụng cả nghìn năm trước

Chủ Nhật 18/09/2016 , 07:30 (GMT+7)

Người cổ đại từng ném xác chết của những người nhiễm vi trùng hay mắc bệnh do vi trùng vào đối phương, hoặc thậm chí sử dụng nấm có chất ảo giác...

* Vũ khí sinh học được sử dụng từ bao giờ?

Theo các nhà nghiên cứu, con người đã sử dụng dịch bệnh như một loại vũ khí từ hàng nghìn năm trước. Người cổ đại từng ném xác chết của những người nhiễm vi trùng hay mắc bệnh do vi trùng vào đối phương, hoặc thậm chí sử dụng nấm có chất ảo giác và chai lọ chứa độc rắn để làm hao mòn sinh lực địch.

Vũ khí sinh học thường được sử dụng như một công cụ để giành phần thắng trong các cuộc chiến. Cách đây khoảng 3.500 năm, các chiến binh Trung Đông được gọi là Hittite từng giấu ký sinh trùng trên cơ thể cừu để truyền một loại bệnh nhiễm trùng cho thành phố của kẻ thù.

Ở thời Trung cổ, nạn nhân chết do dịch hạch sẽ trở thành vũ khí sinh học tấn công đối phương. Khi công nghệ ngày càng phát triển, tham vọng sử dụng vũ khí từ virus càng được nhân lên ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong Thế chiến II, Chính phủ Anh từng thử nghiệm bệnh than gây chết người trên đảo Gruinard, Scotland, khiến nơi này bị cách ly 48 năm.

Vào những năm 1930, Liên Xô từng biến một hòn đảo ở biển Aral trở thành nơi không thể ở được, với các thử nghiệm liên quan đến dịch hạch, viêm não ngựa Venezuela hay bệnh sốt thỏ.

Trong những năm 1940-1941, quân đội Nhật từng rải bom chứa vi sinh vật gây dịch hạch ở 11 tỉnh của Trung Quốc. Ở thời kỳ chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Mỹ từng sử dụng vũ khí sinh học bằng cách thả côn trùng gây bệnh cho người và lúa.


* Lựa chọn, sử dụng rau sạch bằng cách đơn giản?

Lựa chọn rau theo nguồn gốc - Nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ các đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn hoặc giấy chứng nhận VietGAP.

- Nên chọn những sản phẩm rau quả có bao gói, thùng chứa, dây buộc hợp vệ sinh; trên bao bì hoặc nhãn gắn trực tiếp vào từng sản phẩm tối thiểu phải có các thông tin của nhà sản xuất, nhà cung cấp.

- Nên lựa chọn thực phẩm ở những nơi cung cấp uy tín, chọn thực phẩm tươi mới, không bị dập nát. Lựa chọn rau theo mùa vụ.

- Mùa khô nguy cơ ô nhiễm dư lượng thuốc BVTV trong rau sẽ cao hơn mùa mưa.

- Nên chọn rau vào vụ chính, là thời điểm cây trồng phát triển bình thường, ít bị sâu bệnh, dẫn đến số lần sử dụng thuốc BVTV và phân bón ít.

- Ở vụ nghịch, để đạt năng suất cao phải sử dụng thuốc BVTV và phân bón nhiều, nên rau có khả năng có dư lượng thuốc BVTV, phân bón hóa học vượt quá giới hạn cho phép. Lựa chọn theo hình thức bên ngoài.

- Đối với rau ăn lá: không nên chọn những bó rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng mà nên chọn màu xanh nhạt, cây rau có vẽ bình thường.

- Rau cải (cải xanh, cải thảo, …): khi mua nên bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì rau cải đã bị bón quá nhiều phân đạm, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm lượng Nitrat trong rau còn rất cao, nếu để quá 12 giờ thì dễ bị úng nâu đen, không nên mua.

- Rau muống: không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, nhìn nghiêng mặt trên của lá rau rất bóng và mướt; khi nước luộc rau này nguội, nước sẽ biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen; khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

- Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô): không nên mua bó rau có ngọn dài, khoảng cách giữa các lóng xa nhau (ngọn vươn dài), tay cuống mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen...

- Rau cần: không nên mua khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu thì lá rau biến màu xanh đen.

- Đối với củ quả: không nên chọn những trái quá lớn, mà chọn những trái có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ, không chọn những trái da căng và có vết nứt dọc theo thân, những trái da xanh bóng.

- Các loại quả đậu (gồm đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván...): không nên chọn những loại đậu khi nhìn trái bóng nhẫy, ít lông tơ...

Rửa rau và chế biến rau

- Rửa rau

+ Đầu tiên nhặt lá vàng úa, lá sâu, cắt rễ, rửa sạch đất, cát, bùn dính, sau đó ngâm kỹ rau quả trong nước muối pha loãng (1 muỗng cà phê muối cho chậu khoảng 10 lít nước) hoặc nước pha ít thuốc tím, nước rửa rau quả... khoảng 20 - 30 phút.

+ Đối với các loại rau có bẹ như cải, cải thảo... nên cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá sau đó ngâm trong nước muối pha loãng từ 20 - 30 phút, cuối cùng rửa kỹ từng lá, nhất là ở các kẽ lá cho thật sạch dưới vòi nước chảy ít nhất 3 lần trước khi đưa vào chế biến tiếp.

- Chế biến rau + Nên sử dụng nhiều loại rau trong bữa ăn, trong ngày, trong tuần để tránh ngộ độc vì ăn quá nhiều một loại rau và đảm bảo đúng nhu cầu dinh dưỡng.

+ Đối với rau ăn ngọn, ngắt bỏ phần đọt vì nơi này tồn dư nhiều hóa chất. + Khi luộc, xào, nấu nên giở nắp vung ra cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (nếu có) cũng bay bớt ra ngoài.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm