| Hotline: 0983.970.780

2 cá thể hươu sao trên đảo Bạch Long Vỹ không phải động vật hoang dã

Thứ Tư 10/04/2024 , 16:43 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Người dân trên đảo Bạch Long Vỹ vừa phát hiện 2 cá thể hươu sao trên núi, ngay lập tức những hình ảnh liên quan đã được lan truyền trên mạng xã hội.

Cá thể hươu sao được người dân phát hiện ngày 9/4. Ảnh: Đinh Mười.

Cá thể hươu sao được người dân phát hiện ngày 9/4. Ảnh: Đinh Mười.

Ngày 10/4, thông tin với Báo Nông nghiệp Việt Nam ông Đào Minh Đông, Chủ tịch UBND huyện đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng cho biết, người dân vừa phát hiện cá thể hươu sao trưởng thành trên đảo, tò mò đã chụp ảnh rồi đăng trên mạng xã hội.

Ngay sau đó, thông tin được lan truyền rất nhanh trên các nền tảng, được dư luận quan tâm, nhiều người bày tỏ phấn khởi, vui mừng vì trên đảo, thời tiết khắc nghiệt lại có loài động vật quý hiếm, giá trị sinh sống được.

Ngay khi nắm được thông tin và xác minh là có thật, chính quyền huyện đảo đã phát đi thông báo kêu gọi các đơn vị, người dân chung tay bảo vệ các loài động vật hoang dã trên đảo, tuyệt đối không được săn bắt.

“Đây không phải là hươu tự nhiên mà do Tổng đội Thanh niên xung phong mua từ đất liền ra để nuôi trên đảo cách đây gần chục năm cùng với một số loài động vật khác. Riêng đàn hươu, sau khi sổng chuồng đã bặt vô âm tín, nhiều người nghĩ rằng đã chết nhưng vừa qua lại xuất hiện, ai cũng vui”, ông Đông thông tin.

Những chú hươu sao ngày đầu mới được đưa ra đảo Bạch Long Vỹ.

Những chú hươu sao ngày đầu mới được đưa ra đảo Bạch Long Vỹ.

Qua tìm hiểu, năm 2017, Tổng đội Thanh niên xung phong thành phố Hải Phòng có đưa ra đảo Bạch Long Vỹ 4 cá thể hươu sao và một đàn khỉ để nuôi với mục đích để bảo tồn và mang đến hình ảnh thanh bình cho đảo tiền tiêu.

Sau đó, cả hươu và khỉ được thả ra môi trường tự nhiên và sống tản mát ở các khu rừng trên đảo. Đàn khỉ thi thoảng hay về bắt gà của người dân nên thường xuyên bị xua đuổi.

Còn với đàn hươu, ban đầu phát triển khá tốt, có lúc đã phát triển đến 6 con, thi thoảng có ghé qua vườn rau của người dân, nhưng bẵng đi một thời gian không thấy xuất hiện, đến nay người dân mới bắt gặp 2 cá thể.

“Tôi làm nhiệm vụ ở Bạch Long Vỹ đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ gặp. Việc đàn hương vẫn sống đến bây giờ chứng tỏ hệ sinh thái, nguồn nước ăn và khí hậu trên đảo hợp với loài động vật này, hoàn toàn có thể phát triển được để phục vụ du lịch”, anh Nguyễn Hoài Nam, Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư Bạch Long Vỹ chia sẻ.

Bạch Long Vỹ là hòn đảo nằm xa bờ nhất của Việt Nam trên Vịnh Bắc Bộ, cách Hòn Dáu, Đồ Sơn, Hải Phòng khoảng 110km. Đảo có diện tích phần nổi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam khoảng 3km và chiều rộng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là 1,5km.

Khí hậu trên đảo Bạch Long Vỹ rất khắc nghiệt nên việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Đinh Mười.

Khí hậu trên đảo Bạch Long Vỹ rất khắc nghiệt nên việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Đinh Mười.

Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương, đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu trên đảo rất khắc nghiệt. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân mà trong sản xuất nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, các loài động, thực vật trên đảo không nhiều.

Ông Đào Minh Đông, Chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vỹ chia sẻ thêm, từ những khó khăn thực tế, thời gian qua, chính quyền huyện đảo luôn tuyên truyền cho người dân và các cơ quan đơn vị trên đảo tăng gia sản xuất để phần nào tự cung ứng được nguồn thực phẩm. Bên cạnh đó, luôn cùng nhau bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật hoang dã, chung tay xây dựng hòn đảo xanh, đẹp, yên bình.

Ông Đông mong muốn được phát triển thêm các loài động vật quý hiếm khác trên đảo để vừa phục vụ du lịch, vừa bảo tồn và giúp tăng thêm sự phong phú cho hệ sinh thái. Riêng với đàn hươu sao, hiện nay mới phát hiện các cá thể cái, không có dấu hiệu sinh sản nên đang rất cần hươu đực để phát triển đàn.

"Huyện đảo rất khó khăn nên chưa có kế hoạch mua thêm hươu giống để bổ sung cho đàn. Tuy nhiên, nếu được cho, tặng thì chúng tôi sẵn sàng đón nhận và có trách nhiệm bảo vệ, phát triển, nhất là các loài động vật quý hiếm bởi trên đảo đang rất ít", ông Đông bày tỏ.

Xem thêm
Huy động nguồn lực cộng đồng phòng chống bệnh dại

Để phòng chống bệnh dại, ngoài đẩy mạnh tiêm phòng, cần có sự tham gia của cả cộng đồng trong phòng chống bệnh dại ở các địa phương.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm