| Hotline: 0983.970.780

47 năm cơ duyên với đảo Hai Trụ

Thứ Sáu 15/03/2019 , 11:45 (GMT+7)

Năm 1971, lão ngư Phạm Tòa đã kể với chàng ngư dân trẻ Trần Đồng về những năm tháng bị Pháp bắt đưa ra đảo Hoàng Sa. Ông Tòa nói cứ ra đảo Hai Trụ thì sẽ thừa sức làm giàu.

Mãi đến 18 năm sau, người thanh niên này giống như người mang túi 3 gang vào kho vàng là đảo Hai Trụ. Anh nhanh chóng trở thành ngư dân giàu có ở làng chài Định Tân (xã Bình Châu huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi).
 

Chuyện cổ tích

Tháng 8 năm 1950, quân Pháp đột nhiên xuống tàu rút khỏi đảo Hai Trụ, nằm ở phía đông nam quần đảo Hoàng Sa (hiện nay là đảo Quang Ảnh). Bọn lính Pháp nói với 7 người Việt trên đảo rằng sẽ sớm quay trở lại (có thể Pháp rút vì tháng 10/1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo bàn giao quần đảo Hoàng Sa từ chính phủ Pháp về cho chính phủ Bảo Đại). Những người Việt chờ đợi trên hoang đảo. 1…2…rồi 3 tháng trôi qua vẫn không thấy tàu tây quay lại. Trong số những người này có ông Phạm Tòa, quê ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Ông bị lính Pháp bắt ra đảo để làm người chăn dê để chở về Faifo (Đà Nẵng).

Ngư dân Trần Đồng ra Hoàng Sa từ chuyện như cổ tích

Tháng chạp, gió chướng thổi xào xạc về phía đất liền và những người sắp chết đói trên hoang đảo quyết định vượt biển bằng chiếc bè mảng. Vài con dê được bỏ lên bè làm thức ăn cùng vài can nước ngọt. Mạng sống của 7 người được phó thác cho sự may rủi. Mọi người từng nghe bọn lính Pháp từng nói rằng, Việt Nam nằm ở phía mặt trời lặn, nên ai cũng hy vọng gió chướng sẽ đẩy bè trôi về phía đó. Sau 10 ngày sống chết trên biển, chiếc bè may mắn đưa 7 người cập vào bờ biển Faifo (Đà Nẵng).

Hòn đảo mà 7 người Việt rời đi là đảo Hai Trụ, tức đảo Quang Ảnh nằm ở cụm Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa. Hai Trụ là cách gọi của ngư dân vì cách cả chục hải lý đã nhìn thấy 2 trụ rất cao. Ông Tòa cho biết, đó là 2 bót gác để bọn lính hàng ngày trèo lên quan sát xem có tàu Nhật tới gần để tấn công lên đảo hay không.

Năm 1971, tại khu dồn dân ở ấp chiến lược xã Bình Đức (nay là Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi), cậu thiếu niên Trần Đồng năm đó 17 tuổi và nhiều lần được nghe ông Phạm Tòa kể chuyện về Cát Vàng (Hoàng Sa), đảo Hai Trụ. Ông Tòa luôn nhắc đến hòn đảo này rất nhiều cá, mực, ốc, chim…ra tới đó thì giống như đi vô kho vàng, chỉ việc hốt về làm giàu và sẽ có cuộc sống sung sướng mãn đời, nhà cao, cửa rộng, cái gì cũng có đủ.  

Mãi đến đầu tháng 4 năm 1989, Trần Đồng đã là cậu thanh niên 35 tuổi thì mới gặp cơ hội ra Hoàng Sa trên tàu cá của ngư dân Mai Thành là người cùng quê. Ông Đồng kinh ngạc vì cá ở Hoàng Sa quá nhiều. Tấm lưới trên tay luôn nặng như mắc vào đá vì cá đóng dày. Hòn đảo lúc đó vắng vẻ như không có chủ. Sau 3 phiên biển bội thu, tháng 6/1989, ông Đồng dựng xỏ đóng tàu để có cơ hội tiếp tục quay trở lại và tìm đến đảo Hai Trụ mà ông Phạm Tòa từng nhắc đến.
 

Mỗi phiên biển kiếm 3-4 cây vàng

Sau khi đóng tàu mới, ngày 6 tháng Giêng năm 1990, ông Đồng cầm lái điều khiển tàu QNg 5274 TS, công suất máy chỉ 20 mã lực và mở phiên biển đầu tiên quay trở lại Hoàng Sa. Trên tàu không có máy định vị, chỉ có một chiếc la bàn nhỏ, nhưng bằng con mắt của một chàng thanh niên thành thạo nghề biển, biết canh dòng chảy, ông đã đưa chiếc tàu vượt hơn 100 hải lý và ra đúng đảo Hai Trụ vào 8 giờ sáng hôm sau. Các ngư dân đi bạn thấp thỏm lo âu, nhưng tới lúc thấy đảo thì đều kính nể tay nghề chàng thuyền trưởng.

Giàn lưới hơn 150 tấm quăng xuống nước và kéo lên được khoảng 1 tấn cá (tương đương với ngư dân hiện nay đánh trong gần 1 tuần với 400 tấm lưới). Chỉ sau 4 ngày đánh bắt, chiếc tàu dài 14,2 mét, trọng tải 5 tấn không còn chỗ để chứa cá. Phiên biển kết thúc chỉ trong vòng 7 ngày. Ông Đồng dong tàu trở về Sa Kỳ và phải chạy đi kiếm vợ đang đi xem phim chưởng Hồng Kông, vì bà đinh ninh rằng, ông chồng mình còn lâu mới trở về nhà.

Con tàu đầy ắp cá chuồn cồ xanh mượt đã trở thành tin lan khắp làng chài. Chi phí đóng thân vỏ tàu là 11 cây vàng, mua máy tàu 10 cây vàng, năm sau đổi sang máy 2 T là 6 cây vàng. Chỉ sau một năm làm biển, ông đã dư trả hết nợ. Vì mỗi phiên biển kiếm được 3-4 cây vàng. Câu chuyện về nghề chuồn cổ vang khắp tỉnh Quảng Ngãi vào Bình Định, Phú Yên. Nhiều ngư dân đã vội vã vay mượn tiền để đóng tàu, cùng ra Hoàng Sa khám phá mỏ vàng. Nhưng một số tàu tàu chạy trượt đảo và phải quay về bờ rồi lại lận đận chạy ra.

Hoàng Sa thời yên ả và chưa bị khuấy đục bởi những con tàu tuần tra hung hãn của Trung Quốc. Bọn lính chỉ thậm thụt cố định trên đảo Đá Hải Sâm, Hoàng Sa đảo (ngư dân gọi là đảo On Ten) và ở Hai Trụ. Người làm chủ Hoàng Sa thời đó chính là ngư dân Việt Nam. Vì vậy, ông Đồng và các ngư dân có thể đi lại tự do và ghé vào tất cả các đảo hoang. Mỗi ngày chỉ đánh một phiên lưới (hiện nay đánh 2 phiên vào ban đêm). Vào lúc hoàng hôn buông xuống thì các ngư dân lại nghỉ ngơi, cập vào các đảo và giao lưu với những ngư dân nghèo khổ của Trung Quốc.
 

Ký ức cát vàng

Từ năm 1990 đến gần năm 2000, Hoàng Sa là chốn yên bình. Các ngư dân ra đảo có thể neo đậu và đánh bắt bất cứ nơi nào. Ông Đồng hàng ngày cho ngư dân cập tàu và kéo nhau lên các đảo Hữu Nhật (đảo Ông Già), những cồn cát ở khu vực rạng Xà Cừ (đảo Ốc Hoa, Ba Ba), chạy trên đảo Cây Dừa gần đảo Phú Lâm để nhặt phao trôi dạt. Ngư dân không có máy định vị, thiết bị tiếp nhận tin báo thời tiết rất hạn chế, vì vậy mỗi khi gặp ngư dân Trung Quốc thì lại chỉ tay lên trời, chỉ xuống nước để hỏi khi nào biển động. Gây hấn, chiếm biển đảo là chuyện của nhà cầm quyền Trung Quốc, còn những ngư dân nghèo thì gặp nhau vẫn quý trọng như anh em.

Đảo Quang Ảnh, nằm trong cụm Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa

Gần đến mốc năm 2000, thỉnh thoảng ca nô Trung Quốc trong đảo Đá Hải Sâm (ngư dân gọi là đảo Cẩu) lại xông ra ức hiếp ngư dân, ném nắp hầm xuống biển, thu giữ cá câu. Mỗi lần bị tịch thu tài sản, ông Đồng lại chạy tàu về cồn cát ở đảo Ốc Hoa nằm gần lạch Xà Cừ và ra hiệu với các ngư dân Trung Quốc về điều không mong muốn. Một ngư dân Trung Quốc (tuổi chừng 35), mỗi lần biết chuyện lại đưa tay lên quẹt nước mắt và ra hiệu phản đối lính Trung Quốc ức hiếp ngư dân Việt Nam.

Giọt nước mắt của người ngư dân Trung Quốc luôn ám ảnh ông Đồng suốt cả cuộc đời. Mỗi khi ở đảo có gió thì người này chạy ra quay chiếc áo trên đầu và chỉ chỗ cho tàu cá vào đảo neo đậu. Đáp lại, mỗi khi từ quê ra đảo, ông Đồng và các ngư dân đi bạn luôn mang theo vài bó mía, bí đỏ tặng cho những ngư dân nghèo sống thiếu thốn trên hoang đảo.

Năm 2000, lính Trung Quốc từ đảo Đá Hải Sâm xông ra bắt 2 ngư dân trên tàu cá của ông Đồng. Tình hình khủng bố ngư dân mỗi ngày một tăng lên. Tàu QNg 5274 TS phải chuyển hướng quay vào vùng biển Trường Sa và lần này là giọt nước mắt của những ngư dân Việt Nam khi phải chia lìa những người bạn Trung Quốc tốt bụng. Suốt 10 năm gặp gỡ, nhưng không bên nào biết tên nhau, ông Đồng chỉ biết người thanh niên đó có vợ và một cô con gái ở đất liền.

Làng chài Định Tân ban đầu chỉ có vài tàu cá đi làm nghề lưới chuồn ở Cát Vàng. Nhưng nhờ tiếng tăm kiếm tiền như nước của tàu cá Trần Đồng đã khiến trai tráng trong làng vay mượn đóng tàu và Định Tân trở thành làng cá chuồn cồ duy nhất ở Quảng Ngãi từ đó đến nay.

 

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch của HTX Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.