| Hotline: 0983.970.780

23 thương binh bị nghi giả mạo hồ sơ

5 năm mỏi mòn tìm sự thật

Thứ Tư 15/07/2020 , 08:55 (GMT+7)

Những cựu chiến binh (CCB) bị cho là giả mạo hồ sơ ở Tuyên Quang bảo, bom đạn chiến trường không sợ, nhưng họ rất sợ cái tiếng là thương binh giả của người đời.

5 năm qua, những lá đơn được các cựu chiến binh gửi đi khắp nơi nhưng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. Ảnh: Đào Thanh.

5 năm qua, những lá đơn được các cựu chiến binh gửi đi khắp nơi nhưng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. Ảnh: Đào Thanh.

Đơn thư gửi khắp nơi

Tập đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng của 23 CCB ở Tuyên Quang ngày một dày thêm, nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. 5 năm qua, họ chưa khi nào ngơi nghỉ việc gõ cửa các cơ quan công quyền để được minh oan.

23 CCB này đều ở nông thôn, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Trong đó, huyện Hàm Yên có 7 người, thành phố Tuyên Quang 9 người, huyện Yên Sơn 5 người, huyện Chiêm Hóa 1 người và huyện Lâm Bình 1 người.

Câu chuyện được bắt đầu từ các quyết định của Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB và XH) trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006 cho từng từng trường hợp trong số 23 CCB được hưởng trợ cấp thương tật.

Tiếp đến năm 2015, cũng Sở này tiếp tục gửi các quyết định cho từng CCB về việc đình chỉ chi trả trợ cấp đối với thương binh hưởng sai chế độ với lý do: Hồ sơ được xác định là giả mạo, khai man danh sách quân nhân bị thương của đơn vị để được xác nhận và hưởng chế độ thương binh.

Tuy nhiên, điều khiến những CCB bức xúc nhất là bởi theo Kết luận số 999 của Bộ LĐ, TB và XH ngày 1/4/2014 nêu 24 trường hợp được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận bị thương trên cơ sở danh sách quân nhân bị thương có một số nội dung nghi vấn cần tiếp tục kiểm tra, xác minh, làm rõ.

Thế nhưng trong các quyết định đình chỉ chi trả trợ cấp cho từng đối tượng của Sở LĐ, TB và XH tỉnh Tuyên Quang lại nêu họ giả mạo, khai man danh sách, lý lịch.

Trong đó, tại Quyết định số 49, ngày 12/5/2015 của Sở LĐ, TB và XH tỉnh Tuyên Quang về việc giải quyết khiếu nại của tập thể 25 thương binh (trong đó có 23 thương binh ở trên) có nêu: Theo Kết luận Thanh tra số 999, ngày 1/4/2014 và Công văn số 4958 ngày 25/12/2014 của Bộ LĐ, TB và XH về việc kiến nghị biện pháp xử lý tiếp theo theo Kết luận Thanh tra số 999 có tên 25 đối tượng thương binh có trong đơn, trong đó 22 trường hợp giả mạo, khai man danh sách quân nhân bị thương của đơn vị để được xác nhận và hưởng chế độ thương binh; 1 trường hợp hồ sơ xác lập trên cơ sở giấy tờ gốc có ghi bị thương, nhưng không có bản gốc lưu trong hồ sơ; 1 trường hợp xác định là tài liệu giả; 1 trường hợp được khám, giám định thương tật và xác định tỷ lệ dưới 21% trước khi xuất ngũ.

Nếu là giả mạo với số lượng lớn như vậy thì các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang điều tra vụ việc này như thế nào? Việc xử lý trách nhiệm của cán bộ, nhân viên, những người liên quan trong việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ của các đối tượng này ra sao mà để họ có thể qua mặt và làm thất thoát ngân sách trong suốt thời gian dài như vậy?

Tại sao trong suốt 5 năm qua vẫn chưa thu hồi được số tiền đã chi trả sai, trách nhiệm của ngành chức năng ở đâu?

Miệng đời đáng sợ hơn bom đạn

23 CCB được cho là khai man, giả mạo hồ sơ tại Tuyên Quang giờ đều ở tuổi thất thập cổ lai hy. Tuổi cao, trên mình mang theo vết thương, lại thêm sự lam lũ vất vả của người nông dân miền núi, có lẽ họ không còn nhiều quỹ thời gian để mong chờ.

Những cựu chiến binh này đều đã có tuổi, có lẽ họ không còn nhiều quỹ thời gian để chờ đợi. Ảnh: Đào Thanh.

Những cựu chiến binh này đều đã có tuổi, có lẽ họ không còn nhiều quỹ thời gian để chờ đợi. Ảnh: Đào Thanh.

Chúng tôi đã tìm đến nhà ông Bùi Tiến Bình, thôn Chợ Tổng, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên- người đại diện cho 23 CCB đứng đơn gửi Báo NNVN trình bày vụ việc.

Qua con đường ngoằn nghèo đầy ổ voi, ổ gà, chúng tôi cũng tìm đến được nhà ông. Trong căn nhà gỗ 3 gian, mái lợp fibro xi măng nhỏ bé của ông Bình, những CCB đã có mặt ở đây chờ chúng tôi từ rất sớm.

Ông Bình cung cấp cho chúng tôi các hồ sơ, giấy tờ liên quan để được hưởng chế độ trợ cấp thương binh. Ông bảo, ông và các CCB khác không thể tự đâm, rạch, xé lên da thịt của mình để tạo vết thương giả, đánh lừa các cơ quan thẩm định được. Nếu cần giám định thương tật, các ông sẵn sàng hợp tác.

Ngay tại Biên bản làm việc ngày 5/8/2015 của Đoàn xác minh số 93 của Thanh tra tỉnh Tuyên Quang cũng nêu: Tình trạng thương tật khi bị thương gồm có các vết thương, thái dương trái, vết thương đỉnh đầu, vết thương dưới mắt trái, dưới mũi trái, ống chân trái bị sức ép bom, vai phải đập vào thành hào, chồi ổ xương nách.

Căn cứ theo lời tông Bình được nêu trong bản giải trình, Đoàn xác minh quan sát bằng mắt thường nhìn thấy trên cơ thể ông Bình có vết thương thực thể theo như ông trình bày trong văn bản giải trình.

Trong số 23 CCB này, đã có người không còn nữa. Đó là trường hợp của ông Phùng Văn Bình, ở xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn.

Đến gia đình ông Bình, tôi gặp bà Phạm Thị Tý vợ ông. Đôi mắt người phụ nữ sâu thẳm, chất chứa nhiều tâm sự. Cũng phải, bởi cả một đời người phụ nữ ấy luôn ngóng trông. Ngóng trông những năm tháng chồng ra trận, mong nhận được tin báo chồng không bị gục ngã bởi hòn tên, mũi đạn, được lành lặn trở về.

5 năm nay bà lại tiếp tục mong ngóng, khát vọng có thông tin sự thật theo kết luận của Sở LĐ, TB và XH tỉnh Tuyên Quang về việc chồng mình khai man, giả mạo hồ sơ thương binh. Bởi ông đã mất sau vài tháng nhận quyết định dừng nhận trợ cấp thương binh vì khai man giả mạo hồ sơ.

Bởi ông chưa kịp đi giám định lại mảnh kim khí ở chân để chứng minh mình là thương binh thật. Bởi bà muốn ông được mồ yên, mả đẹp, được yên nghỉ dưới suối vàng.

Ông Bùi Tiến Bình bảo rằng, chẳng thể sống đời đời kiếp kiếp để mãi đi kêu oan được. Bởi ai cũng sẽ già, sẽ chết. Cả cuộc đời ông, ông không nuối tiếc khi tuổi mười tám đôi mươi tình nguyện vác súng ra chiến trường, rồi để lại một phần máu thịt mình ở đó.

Xuất ngũ về làng, về với quê hương bản quán, ông muốn được sống bình yên với làng, được làng bao bọc, nhưng cái tiếng thương minh giả mạo năng nề quá.

Ông thấy sợ, không đành lòng nếu khi trăm tuổi về với tổ tiên mà nơi trần thế con cháu vẫn phải nặng lòng về người ông, người cha thương binh giả mạo. Nỗi lòng ấy cứ đằng đẵng khiến 5 năm nay không đêm nào ông được yên giấc.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm