| Hotline: 0983.970.780

8 tháng, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2 triệu con gà giống

Chủ Nhật 03/09/2023 , 07:41 (GMT+7)

Theo Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn, giai đoạn 2024 - 2030, nhập khẩu giống gia cầm hàng năm dự báo ở mức 3 - 3,5 triệu con/năm.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, hàng năm, nước ta vẫn nhập khẩu số lượng lớn các giống gia cầm để phục vụ sản xuất trong nước.

Cụ thể, năm 2021 Việt Nam nhập khẩu hơn 3,8 triệu con giống , vịt; năm 2022 nhập khẩu gần 3,4 triệu con giống gà, trong đó giống gà trắng nuôi lấy thịt gần 2,2 triệu con, gà lông màu nuôi lấy thịt hơn 723.000 con, còn lại là con giống gà hướng trứng.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, nước ta cũng nhập khẩu khoảng 2 triệu con giống gà các loại. Tổng số vịt giống nhập khẩu hàng năm 14.000 - 18.000 con.

Hàng năm, Việt Nam vẫn nhập khẩu số lượng lớn các giống gia cầm để phục vụ sản xuất trong nước. Ảnh: TL.

Hàng năm, Việt Nam vẫn nhập khẩu số lượng lớn các giống gia cầm để phục vụ sản xuất trong nước. Ảnh: TL.

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cũng đưa ra kịch bản dự báo về tình hình sản xuất và thương mại gia cầm giai đoạn 2024 - 2030. Cụ thể, tổng đàn gia cầm sản xuất hàng năm từ nay đến năm 2030 dự báo đối với gà thịt lông trắng đạt 240 - 250 triệu con, gà thịt lông màu 850 - 900 triệu con, gà đẻ trứng 80 - 85 triệu con, vịt thịt 60 - 65 triệu con và vịt đẻ trứng 34 - 35 triệu con.

Từ nay đến năm 2030, dự báo tiêu thụ thịt, trứng trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 90%. Nhập khẩu giống gia cầm dự báo ở mức 3 - 3,5 triệu con/năm. Nhập khẩu thịt gà và phụ phẩm gia cầm dao động 250.000 - 300.000 tấn/năm.

Giá bán gà thịt lông trắng dự báo trong 5 - 6 năm tới dao động 33.000 - 35.000 đồng/kg. Giá gà màu nuôi ngắn ngày 50.000 - 55.000 đồng/kg. Giá gà màu nuôi dài ngày 60.000 - 70.000 đồng/kg. Giá trứng 2.000 - 2.500 đồng/quả.

Các hộ chăn nuôi sẽ giảm dần, trong khi các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ mở rộng thị phần sản xuất gia cầm. Theo đó, tỷ trọng sản xuất thịt gà trắng của hộ gia đình sẽ giảm từ 20% năm 2023 xuống còn 10% năm 2030, còn khối doanh nghiệp sẽ tăng từ 80% lên 90%.

Thịt gà lông màu sản xuất từ khu vực nông hộ sẽ giảm từ 60% năm 2023 xuống còn 45 - 50% năm 2030, trong khi khối doanh nghiệp sẽ tăng từ 40% lên 50 - 55% năm 2030.

Sản lượng trứng ở khu vực nông hộ cũng giảm, từ 44% năm 2023 xuống chỉ còn 35 - 38% năm 2030, trong khi đó khối doanh nghiệp sẽ tăng từ 56% lên 60 - 62% năm 2030;

Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các doanh nghiệp nội sẽ giảm dần cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất và buộc phải gắn với chăn nuôi gia công để giữ thị phần.

Xem thêm
Tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn

BẮC KẠN Một người đàn ông ở xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn do không tiêm phòng.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc [Bài 1]: Xanh tốt trên đất đồi sỏi đá

CAO BẰNG Hàng trăm ha dâu tằm được trồng trên những sườn núi, len lỏi trong sỏi đá vươn lên xanh tốt, mang lại cuộc sống ấm no cho nông dân miền biên viễn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Chống khai thác IUU phải thực hiện liên tục, không được nới lỏng

Kiên Giang Công tác chống khai thác IUU phải làm thường xuyên, lâu dài, củng cố những kết quả đã đạt được và không được nới lỏng.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.