| Hotline: 0983.970.780

Cypermethrin - Sát thủ diệt tôm!

Thứ Năm 24/05/2012 , 09:20 (GMT+7)

Ngày 23/5/2012, tại Trà Vinh, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II phối hợp với Sở NN-PTNT Trà Vinh tổ chức hội thảo công bố nguyên nhân dịch bệnh trên tôm, bước đầu kết luận: Tôm chết do hội chứng hoại tử gan tụy.

Ngày 23/5/2012, tại Trà Vinh, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II phối hợp với Sở NN-PTNT Trà Vinh tổ chức hội thảo công bố nguyên nhân dịch bệnh trên tôm, bước đầu kết luận: Tôm chết do hội chứng hoại tử gan tụy.

>> Tôm chết quá nhanh
>> Tôm chết hàng loạt tại nhiều địa phương
>> Tôm chết lan nhanh
>> Tôm chết hàng loạt
>> FAO khảo sát nguyên nhân tôm chết
>> Một tỉnh có trên 9.000ha tôm chết

"Để bệnh lan rộng là lỗi do mình"

Trong đó, Cypermethrin là một trong những nguyên nhân làm tôm chết hàng loạt. TS Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cho biết, tôm chết đã xảy ra ở tỉnh Sóc Trăng từ năm 2009. Sang năm 2010, tình hình phức tạp hơn, tôm chết lan rộng, nhưng người dân vẫn thu hoạch, có lãi nên bà con chưa thật sự quan tâm.

Đến tháng 4/2011 thì bùng phát tại Sóc Trăng, Bạc Liêu. Năm nay là Trà Vinh, Kiên Giang "chịu trận". Qua nghiên cứu tình hình dịch bệnh từ năm 2009 đến nay thì tôm chết do bệnh hoại tử gan tụy. Biểu hiện bệnh tôm ở Việt Nam đều giống như Trung Quốc, Thái Lan. Malaysia. Qua tìm hiểu các nước thì bệnh hoại tử gan tụy không phải là bệnh ghê gớm, và việc để bệnh lan rộng là lỗi do mình. Cần phải nhanh chóng ngồi xét lại quy trình kỹ thuật nuôi của mình do sơ sót chỗ nào.


TS Nguyễn Văn Hảo

TS Hảo nói: Tôi đã trao đổi với các nhà khoa học nước ngoài thì ở Thái Lan đã khắc phục được. Theo đó tất cả các ao nuôi không dùng thuốc diệt giáp xác. Còn trong thực tế từ lâu nay, chính việc nông dân sử dụng nhóm thuốc diệt giáp xác cực độc với liều lượng ngày càng tăng trong một thời gian dài dẫn đến tồn dư trong nước, trong đất. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tôm chết hàng loạt. Cypermethrin là nhóm độc tố mà Thái Lan đã cấm sử dụng cách đây 20 năm, trong khi đó VN lại cho phép. Thái Lan sử dụng lân hữu cơ để diệt giáp xác còn VN lại không cho phép. Cypermethrin trên thế giới người ta đã cấm từ lâu.

Năm 2011, tôm nuôi bị bệnh chết ở Sóc Trăng, Bạc Liêu có biểu hiện như: Cấp tính thường không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, gan tụy có trường hợp bình thường hoặc sưng, gan nhạt màu, nhũn hoặc dạng teo gan. Khi đó các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước đã vào cuộc nghiên cứu phân tích mẫu bệnh tôm cho thấy mặc dù có sự hiện diện của các virus gây bệnh trên tôm như WSSV, YHV, IMNV, IHHNV, nhưng với tỷ lệ nhiễm thấp chưa đủ cơ sở kết luận tôm chết do các loại tác nhân trên gây nên.

Sau đó, dựa trên kết quả nghiên cứu trong nước cũng như kết luận từ mẫu bệnh phẩm đã gửi sang ĐH Arizona (Mỹ) cho thấy các mẫu tôm bệnh cho kết quả âm tính với NHP và nhóm vi bào tử trùng. GS.TS Donald.V.Lightner, ĐH Arizona (Mỹ) nhận định: Có thể tôm chết do độc tố. Độc tố có thể đến từ môi trường, thức ăn hoặc có thể từ vi khuẩn.

Còn kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu NTTS II: Tôm chết có liên quan chặt với việc sử dụng thuốc diệt giáp xác Cypermethrin. Thuốc diệt giáp xác thuộc nhóm Pyrethroid, là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng gan tụy. Kết quả nghiên cứu của Flegel cho thấy các nồng độ Cypermethrin từ 0,01 đến 10.000 ppg/l đều gây chết 100% tôm sú hậu ấu trùng trong vòng 24 giờ.

Kết quả nghiên cứu mẫu bệnh tại huyện Trần Đề, Sóc Trăng cho thấy hội chứng gan tụy xuất hiện sớm nhất ở ngày thứ 17 và muộn nhất ngày thứ 77. Tần suất xuất hiện hoại tử gan tụy cao nhất từ 20-45 ngày. Hiện tượng tôm chết hàng loại tiếp tục xảy ra vào các tháng đầu năm 2012 tại các tỉnh ven biển ĐBSCL, trong đó Trà Vinh, Kiên Giang là nặng nhất.

Nguyên nhân đúng, nhưng chưa đủ?

Trước tình hình trên, Sở NN-PTNT Trà Vinh đã mời Viện Nghiên cứu NTTS II về khảo sát thu 19 mẫu tôm, 19 mẫu nước trong ao nuôi, 5 mẫu nước ngoài kênh cấp và 18 mẫu bùn trong ao nuôi. Kết quả 100% tôm đều có dấu hiệu hoại tử gan tụy. Kết quả kiểm tra dư lượng Cypermethrin và Deltamethrin trên 24 mẫu nước và 18 mẫu bùn phát hiện 9/24 mẫu có hàm lượng Cypermethrin; 1/18 mẫu bùn có hàm lượng Cypermethrin.


Kỹ sư lấy mẫu kiểm tra tôm chết tại Trà Vinh

Dựa trên kết quả phân tích có thể kết luận tôm chết do hội chứng hoại tử gan tụy. Trong đó, Cypermethrin được xác định là một trong những nguyên nhân. Ngoài ra, các yếu tố kết hợp khác cần được tiếp tục nghiên cứu.

Ông Khởi nói: Lỗi là một phần do quản lý Nhà nước cho sử dụng Cypermethrin trong NTTS. Người nuôi cần phải áp dụng quy trình kỹ thuật mới là ao lắng thứ nhất xử lý xong đưa qua ao lắng thứ 2, sau đó mới đưa vào ao nuôi và phải nói không với việc sử dụng thuốc diệt giáp xác. Thả xuống rồi đánh vôi nóng liên tục. Hiện tại, ở Bạc Liêu có một số hộ nuôi áp dụng quy trình này thành công.
Ông Huỳnh Quốc Khởi, PGĐ Trung tâm KN-KN Bạc Liêu nói: Do giá tôm sú quá cao nên người dân không tuân theo theo lịch thời vụ, cải tạo ao sơ sài. Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân sử dụng Pro Chlor thì chi phí cao, người nuôi ngán tiền đầu tư, thuốc diệt giáp xác thì chi phí thấp là họ lao vào.

TS Hảo đưa ra giải pháp: Nuôi tôm cần có ao lắng xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi thông qua túi lọc nhằm hạn chế cá tạp vào ao nuôi. Xét nghiệm trước khi thả nuôi. Có thể ương tôm giống 2-3 tuần đạt kích cỡ nhất định và xét nghiệm lại tôm để đánh giá khả năng hội chứng gan tụy an toàn thì mới đưa vào ao nuôi.

Chú ý đến mật độ nuôi liên quan đến quạt nước cung cấp đủ oxy cho ao nuôi. Nuôi quy mô hộ gia đình nên thả với mật độ 10-20 con/m2. Cần áp dụng công nghệ nuôi mới, kích thích sự phát triển của vi sinh vật nội tại trong ao cũng như cải thiện môi trường nuôi. Không vội thả giống ngay sau khi cải tạo ao, nên có thời gian để hóa chất phân hủy, nếu cần thiết có thể ngắt vụ. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc diệt giáp xác có nguồn gốc từ thuốc BVTV. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên kỹ thuật trên địa bàn vùng nuôi để chuyên giao TBKT, giám sát dịch bệnh, quan trắc môi trường vùng và thông tin kịp thời khi có dịch bệnh.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nói: Nhà khoa học là người phải đề xuất cho Nhà nước trong việc quản lý, lưu hành những sản phẩm phục vụ trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, đây là việc rất khó cho họ vì con tôm, con cá chưa được đưa vào nghiên cứu thường xuyên.

Còn hiện tại, nguyên nhân khiến tôm bị bệnh chết được đưa ra là đúng, nhưng tôi cho rằng là chưa đủ. Vì vậy, trong thời gian tới, việc chuyển giao TBKT, nâng cao ý thức cộng đồng là một trong các giải pháp góp phần nuôi tôm bền vững.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất