| Hotline: 0983.970.780

Bài 7: Tầm nhìn, chính sách thuỷ sản còn hạn chế

Thứ Ba 03/06/2008 , 13:49 (GMT+7)

Sau khi bài " Nguy cơ "treo" chính sách hỗ trợ ngư dân" ra ngày hôm qua 29/5, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Dương Tiến Thể -Thư ký Ban chỉ đạo Thực hiện Chương trình Phát triển Nuôi trồng thủy sản (Cục Nuôi trồng thuỷ sản - Bộ NN-PTNT) về về tầm quy hoạch cũng như những chính sách liên quan đối với ngành thuỷ sản...

Ông Dương Tiến ThểTheo ông, những chính sách nuôi trồng thuỷ sản của ta còn bất cập ở chỗ nào?

Khi Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính về Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1999-2010 được phê duyệt nhưng những chuẩn bị về quy hoạch, hệ thống hạ tầng và khả năng giống thủy sản của chúng ta chưa đáp ứng. Diện tích nuôi được phê duyệt tới 1 triệu ha nhưng chưa có quy hoạch nên không thể chỉ ra vùng nuôi ở đâu  mà chủ yếu là do dân tự phát, hệ thống thuỷ lợi kèm theo chưa có thành ra điều kiện nuôi không đảm bảo, thiếu nước, nguồn nước cấp và kênh nước thải là một mà đúng ra phải riêng biệt dẫn đến dịch bệnh thường xuyên. Cơ sở sản xuất giống lúc đó cũng rất ít, chất lượng giống thấp. Ví dụ như đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú nhu cầu giống lên tới hơn 20 tỉ con nhưng năng lực sản xuất khi đó chỉ đạt 9 tỉ nên mới có chuyện đáng ra chỉ cho tôm bố mẹ đẻ 3-4 lần/năm thì cho đẻ tới 10 lần, thậm chí hơn. Sau đó, chúng ta có Nghị quyết 09/2000/NQ-CP cho phép chính thức chuyển đổi vùng sản xuất lúa kém hiệu quả sang thủy sản. Nghị quyết mở ra cho chuyển dịch cơ cấu canh tác là rất tốt phù hợp với lòng dân nhưng ngành và nhiều địa phương chưa có quy hoạch, chỗ nào chuyển đổi được, nông dân tự làm dẫn đến hiện trạng không có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh thường xuyên xảy ra mà bài học về những vùng nuôi tôm sú quảng canh ở nhiều tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang ..., hay mới đây hiện tượng đổ xô vào nuôi cá tra ở ven sông Tiền, sông Hậu hãy còn… Quyết định 112/ 2004/QĐ-TTg về Chương trình giống thuỷ sản đã đầu tư cho hệ thống nghiên cứu, khu sản xuất giống tập trung rất tốt. Nó đang thể hiện hiệu quả thực sự đối với nuôi trồng thuỷ sản.

Chuyện cấp sổ đỏ cho mặt nước biển ở các vùng nuôi trồng thuỷ sản đến đâu rồi thưa ông?

Bài 6: Nguy cơ ''treo'' chính sách hỗ trợ ngư dân
Phản hồi bài “Chính sách cho nông dân: Từ văn bản đến thực tiễn”
Bài 5: Cần hiểu tâm tư nguyện vọng của nông dân để có quyết sách đúng
Bài 4: Quyết định hỗ trợ gần hai năm, tiền vẫn...trên giấy
Bài 3. Thuỷ lợi phí, nhiều nơi miễn trên…giấy
Bài 2: Toát mồ hôi vay vốn làm trang trạiChính sách cho nông dân - Từ văn bản đến thực tiễn
Nuôi biển đang phát triển ở các vùng Quảng Ninh, Hải Phòng, ven biển miền Trung như Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà và một số tỉnh ở trong Nam. Theo Luật đất đai, UBND tỉnh chỉ được cấp phép cho dự án dưới 100 ha, mức đó là hợp với doanh nghiệp trong nước và ngư dân nhưng đối với các tập đoàn có tiềm lực họ muốn rộng hơn thế. Đầu tư cho nuôi biển rất lớn, vùng quy hoạch nuôi trồng rộng nhưng ngặt nỗi ngư dân thiếu vốn quá nên tiềm năng có đấy, sẵn sàng cấp đất đấy nhưng phát triển vẫn còn hạn chế.

Trở lại chuyện vốn, ông thấy chính sách vốn đối với người nuôi thuỷ sản hiện nay ra sao?

Ngành thuỷ sản đã từng có hội nghị với Ngân hàng Nông nghiệp để gỡ bí  về vốn cho ngư dân nên sau đó mức cho vay có cao hơn trước. Vay không phải thế chấp, trung bình đối với cơ sở sản xuất giống, các hộ nuôi các tra, lồng bè được 50 triệu với lãi suất thương mại. Nếu có dự án và có tài sản thế chấp thì được vay nhiều nhưng nông dân làm dự án để vay vốn là khó khăn và tài sản thế chấp giá trị thấp. Tôi cho rằng đây là mức còn rất thấp vì đầu tư cho nuôi tôm đã 200-250 triệu/ha; cá tra có thể tới cả tỉ đồng/ha…

Ông đánh giá thế nào về chương trình khuyến ngư của chúng ta hiện nay?

Khuyến ngư xây dựng các mô hình là rất tốt nhưng công nghệ ứng dụng cho sản xuất từ các cơ quan nghiên cứu và việc tổng kết từ thực tiễn để có công nghệ tiên tiến chuyển giao cho người dân là không nhiều. Tôi lấy ví dụ công nghệ nuôi chuyển giao qua mấy năm vẫn gần như vậy, đưa cá rô đồng từ miền Nam ra Bắc thì đó chưa phải là tiến bộ, là cái mới. Hơn nữa việc chọn nơi thực hiện mô hình đôi khi không phù hợp với nhu cầu thực tế người sản xuất đang cần.

Là một người sát sao với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ông có kiến nghị những chính sách gì?

Tôi thấy nổi lên hai vấn đề: tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ rủi ro. Tiêu thụ sản phẩm đã có QĐ 80 nhưng việc triển khai thực hiện còn hạn chế. Theo cơ chế thị trường cái gì đắt, nông dân lại đổ xô làm và bị ép giá. Như người nuôi cá tra bị doanh nghiệp chèn ép giá trong khi thị trường thế giới vẫn rộng, giá vẫn ở mức khá. Nếu nhà nước vẫn chưa có giải pháp gì như hiện nay thì ngư dân khốn đốn, thua lỗ nặng. Về hỗ trợ rủi ro hiện nay chưa có chính sách gì mà dịch bệnh trong thủy sản rất nhiều, thiệt hại rất lớn như hiện tượng mất cả trăm tỉ vì tôm hùm chết ở Khánh Hoà hay hàng năm có hàng ngàn ha nuôi tôm ở vùng ĐBSCL thiệt hại hang nghìn tỷ đồng. Năm nay, tình hình thiệt hại ở các vùng tôm đang rộ lên nhưng ngoài việc chỉ đạo khắc phục dịch ra chúng ta không có cơ chế gì hỗ trợ người dân cả.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.