| Hotline: 0983.970.780

Bài 8: Chính sách gây…bức xúc!

Thứ Hai 02/06/2008 , 17:27 (GMT+7)

Những năm qua, Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ nông dân, nhưng đến nay các chương trình này hầu hết lâm vào cảnh “sống dở, chết dở” khiến người dân "đâm bực mình".

Thất nghiệp

Thực hiện chính sách CNH-HĐH nông nghiệp dễ đẩy nông dân lâm cảnh thất nghiệp.

Theo Chi cục HTX-PTNT, bức xúc lớn ở nông thôn tỉnh BR-VT là tình trạng thiếu việc làm cho lao động nông thôn. Đó là hậu quả của việc thu hồi đất nông nghiệp để đô thị hóa, xây dựng các KCN và chính sách giải quyết việc làm còn nhiều bất ổn. Ở BR-VT, trong 5 năm (2001-2005) thực hiện các chương trình giải quyết việc làm, đào tạo nghề đã tạo ra trên 43.000 chỗ làm mới nhưng số lao động chưa có việc làm vẫn cò chót vót. Toàn tỉnh hiện có 151.435 lao động khu vực nông thôn trong độ tuổi lao động chưa có việc làm.

Cũng theo Chi cục HTX -PTNT, nhiều chính sách khác làm nông dân “đau đầu” vì phải chịu nhiều khoản đóng góp. Qua điều tra tại 6 đơn vị (3 xã và 3 HTX nông nghiệp) dân nông thôn phải nộp từ 6-10 khoản đóng góp gồm: quỹ nghĩa vụ, quỹ xã hội và các hình thức lệ phí sử dụng dịch vụ, trung bình 1 hộ dân nông thôn phải đóng 250-300.000đ/hộ/năm. Theo đánh giá, đối với các khoản đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn về giao thông theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” thì mức thu quá cao so với khả năng tài chính của từng nông hộ. Đáng nói ở xã Tóc Tiên (Tân Thành) khoản đóng góp để làm đường nông thôn lên tới 170.000đ/hộ. Ngoài ra hàng loạt các vấn đề khác như phí nghĩa vụ lao động công ích 45.000đ/năm/lao động, rồi các khoản quỹ PCLB, bảo trợ trẻ em, ANQP, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người cao tuổi, rồi các quỹ do các tổ chức vận động như Hội khuyến học, Hội người cao tuổi…đã làm nông dân đã khổ lại thêm chóng mặt!

Chính sách  “đóng băng”

Trao đổi với NNVN, ông Võ Công Hậu – Phó GĐ Sở NN-PTNT Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, hiện nay ở BR-VT còn nhiều chính sách cho nông nghiệp, nông thôn, và người nông dân đang lâm cảnh…nằm trên giấy vì thiếu kinh phí và có dự án thiếu khả thi.

Chính sách cho nông dân không rõ ràng sẽ khiến họ hoài nghi và không mặn mà thực hiện.Đơn cử nhất là đề án xúc tiến thương mại thông tin dự báo thị trường nông-lâm sản và muối của tỉnh giai đoạn 2007 – 2010. Đề án này được Sở NNPT-NT tỉnh lập tờ trình gửi UBND tỉnh BR-VT ngày 29/1/2007 nhằm mục tiêu xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, dự báo thị trường, hỗ trợ cho các DN, HTX trang trại, hộ nông dân nắm bắt thông tin nhanh chóng tiếp cận và mở rộng thị trường tổ chức sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị trường, giải quyết đầu ra cho nông sản, đồng thời góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Khi thông báo thực hiện đề án, không chỉ nông dân vui mừng và kỳ vọng…

Thế nhưng, dù đề án này đã được tỉnh thông qua và chấp thuận từ ngày 14/2/2007 nhưng đến nay nó vẫn đang còn “trên giấy” bởi lẽ không có kinh phí thực hiện do tỉnh chưa bố trí được nguồn vốn. Vì thế, biết bao công sức để thực hiện đề án này đến nay dường như đã thành công cốc vì không thực hiện được và chưa kể người dân cũng chưa được hưởng lợi gì từ những chính sách do Sở NN-PTNT tỉnh này thực hiện.

Chưa hết, một chính sách khác là ngày 18/9/2003 UBND tỉnh BR-VT ban hành QĐ 8241/QĐ-UB về phát triển kinh tế tập thể (KTTT) trong nông nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện QĐ này cũng còn lắm gian truân và dường như chưa phát huy được tác dụng. Theo đánh giá của Chi cục HTX-PTNT, do còn “hoài nghi” về chủ trương, chính sách phát triển KTTT nên nhiều nông dân còn ngán ngại, chưa muốn tham gia vào HTX.

Trong khi đó, ngay cả đội ngũ cán bộ tuyên truyền cho người dân cũng chả hiểu rõ “mô tê” thế nào về vai trò vị trí và bản chất của KTTT. Chính vì thế, việc điều hành còn lúng túng do chưa có sự phân công rõ ràng giữa các ngành và chính quyền kéo theo việc triển khai thực hiện là rất khó khăn. Đáng nói hơn, những cán bộ chủ chốt của HTX cũng không được đào tạo cơ bản, năng lực quản lý yếu nên rất lúng túng khi điều hành, còn tư tưởng dựa dẫm ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Một trong những cái khó thực hiện nữa là về chính sách hỗ trợ để đào tạo nhân lực không được rõ ràng. Vì thế nhân lực đào tạo ra không chuyên sâu, chưa sát thực tiễn. Đồng thời những chính sách về đất đai, tín dụng xúc tiến thương mại chưa được triển khai cùng với một số nơi chính quyền cơ sở còn cho rằng HTX là đơn vị kinh tế tự chủ nên không quan tâm, hỗ trợ…

ĐỨC TRUNG

Trong phiên chất vấn các thành viên Chính phủ trong các ngày 30 và 31/5, nhiều ĐB Quốc hội đã nêu nhiều câu hỏi về những chính sách đến chậm hoặc đến chưa đầy đủ với người dân. Chúng tôi xin ghi lại vài ý kiến trả lời của các thành viên Chính phủ...

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh:

Một số chính sách ra chưa sát thực tế

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh trả lời chất vấn trước Quốc hộiĐB Nguyễn Văn Phúc (Bình Thuận) đã chất vất Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh vì sao các chính sách của QH, Chính phủ xuống thực hiện thì rất chậm, kể cả chính sách miễn giảm thủy lợi phí, các chính sách an sinh sau thiên tai lũ lụt, trách nhiệm của Bộ hay địa phương? Bộ trưởng Ninh thừa nhận: Một số chính sách chúng ta ra chưa sát, cần thiết phải điều chỉnh. Nguyên nhân thứ hai là có chính sách rồi, nhưng chưa cân đối được vốn, chưa đảm bảo nguồn vốn thì trách nhiệm của cả các cơ quan TƯ lẫn địa phương. Tuy nhiên, ông Ninh khẳng định: Những chính sách hiện nay đang công bố và đã công bố thì Bộ Tài chính đã chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn và không thiếu vốn. Thậm chí có những chính sách chưa có báo cáo của địa phương, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Bộ đã ứng vốn. Ví dụ: Thủy lợi phí Bộ đã ứng rồi, bão lụt, dập dịch bệnh v.v... là ứng hết, ứng ngay từ đầu năm. Nếu triển khai ở dưới mà do thủ tục, quy trình dẫn đến chậm thì phải xem cụ thể xem trách nhiệm ở cấp nào.

Bộ trưởng Bộ LĐ- TB & XH Nguyễn Thị Kim Ngân:

Chính sách triển khai chậm, chưa đủ với nhân dân

Bộ trưởng LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời chất vấn trước Quốc hộiTrả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Đức Hiền (Quảng Ngãi) về giải pháp thu hẹp chênh lệch giàu, nghèo, Bộ trưởng Ngân bày tỏ, trước tình hình chênh lệch giàu, nghèo và lạm phát thì giải pháp trước nhất là thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những chương trình giảm nghèo, những chính sách mà Nhà nước đã ban hành. Tuy nhiên, cũng có những chính sách, những chương trình chúng ta chậm, triển khai chưa đủ đối với nhân dân. Giải pháp bà Ngân đưa ra là, đã có chính sách phải cố gắng làm cho tốt, để giảm bớt khó khăn cho người dân trước tình hình lạm phát, giá cả leo thang.

 MINH NGỌC (ghi)

------------------------

Tin liên quan

Phú Yên: 3.024 tàu thuyền đủ điều kiện xét hỗ trợ dầu
Trà Vinh: Cần hơn 23,4 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: Đã ứng tiền hỗ trợ thủy lợi phí từ đầu năm
Bài 6: Nguy cơ ''treo'' chính sách hỗ trợ ngư dân
Phản hồi bài “Chính sách cho nông dân: Từ văn bản đến thực tiễn”
Bài 5: Cần hiểu tâm tư nguyện vọng của nông dân để có quyết sách đúng
Bài 4: Quyết định hỗ trợ gần hai năm, tiền vẫn...trên giấy
Bài 3. Thuỷ lợi phí, nhiều nơi miễn trên…giấy
Bài 2: Toát mồ hôi vay vốn làm trang trại
Còn khoảng cách khá xa từ văn bản tới thực tiễn
Phản hồi bài “Chính sách cho nông dân: Từ văn bản đến thực tiễn”
Chính sách cho nông dân - Từ văn bản đến thực tiễn

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.