| Hotline: 0983.970.780

DN tố công an nhũng nhiễu

Thứ Ba 17/05/2011 , 10:40 (GMT+7)

Một chiến sĩ Công an tỉnh Phú Thọ đã vô cớ thu giữ xe ô tô tải của Cty TNHH Phú Mĩ Vinh sau rất nhiều lần hạch sách...

Ông Mè Anh Vinh bên số cám An Hựu mà ông cho là kém chất lượng

Sau nhiều lần triệu tập GĐ Cty TNHH  Phú Mĩ Vinh đến trụ sở cơ quan điều tra để hạch sách nhưng không đạt kết quả, một chiến sĩ Công an tỉnh Phú Thọ đã vô cớ thu giữ xe ô tô tải của Cty mà không đưa ra lí do chính đáng, cũng không lập biên bản.

Gây sức ép

Ngày 21/4/2011, theo giấy triệu tập của Phòng CSĐT tội phạm kinh tế CA tỉnh Phú Thọ, ông Mè Anh Vinh, GĐ Cty TNHH Phú Mĩ Vinh (Cty Phú Mĩ Vinh) đến làm việc tại trụ sở Công an tỉnh Phú Thọ. Đây là lần thứ hai, ông Vinh bị công an gửi giấy triệu tập để lấy lời khai về tranh chấp hợp đồng giữa Cty Phú Mĩ Vinh và Cty Cám Côn Xương - Trung Quốc.

Ông Vinh cho biết, từ năm 2008, Cty của ông đã hợp đồng mua cám An Hựu của Cty Côn Xương ở KCN Quế Võ, Bắc Ninh. Thời gian đầu sử dụng, chất lượng cám tương đối tốt nhưng chỉ sau 6 tháng chất lượng sản phẩm giảm dần, phía Cty đã phải đổi lại hàng nhiều lần hoặc trả lại hàng. Khi bị từ chối hợp tác, phía Cty Côn Xương vẫn tiếp tục mời chào và cam kết thay đổi công nghệ sản xuất, chất lượng sẽ ổn định và chấp nhận để lại một phần công nợ để làm tin.

Một lần nữa tin tưởng vào đối tác, ông Vinh lại kí hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi với Cty Côn Xương nhưng theo ông Vinh chất lượng cám vẫn không được cải thiện. Đàn lợn của ông Vinh nuôi có hiện tượng kém ăn, lông xù, phát triển chậm. Đặc biệt đến tháng 4/2009, lợn có hiện tượng đi ỉa nhiều và một số bị chết. Ông Vinh đã phải bán lợn với giá loại thải thấp hơn giá thị trường từ 2-3 triệu đồng/tấn thịt lợn hơi. Chưa kể việc lợn con ăn cám An Hựu bị tiêu chảy, còi cọc còn kéo theo nhiều chi phí thuốc men, nhân công, điện nước do thời gian nuôi kéo dài.

Kiểm tra kĩ chất lượng các bao cám trong kho, ông Vinh thấy hiện tượng cám bị mốc, vón cục và có mùi hắc nên đã báo với Cty Côn Xương đề nghị thu hồi cám và giải quyết công nợ nhưng phía Cty chỉ cử người lên kiểm tra, lập biên bản và hứa xử lí rồi lại bỏ qua. Ông Vinh đành phải đơn phương chấm dứt hợp đồng, không nhập cám của Cty Côn Xương nữa. Lúc này, Cty Côn Xương mới cho người lên đòi lại số tiền 250 triệu đồng trước đây đã “đặt cọc” làm tin.

Tuy nhiên, ông Vinh không chấp nhận thanh toán nếu đối tác không đưa ra giải pháp đền bù thiệt hại cho đàn lợn của Cty. Đến nay, tại kho của Cty Phú Mĩ Vinh vẫn còn lưu giữ nhiều sản phẩm cám Premix Côn Xương để làm chứng và trong số đó có những bao cám bị thối rữa. Không đòi được tiền, Cty Côn Xương đã đưa đơn lên Công an tỉnh Phú Thọ nhằm gây sức ép với Cty Phú Mĩ Vinh.

Xiết nợ

Ngay từ lần đầu làm việc với ông Nguyễn Ngọc Quang - Phòng CSĐT tội phạm kinh tế CA tỉnh Phú Thọ, ông Mè Anh Vinh đã tường trình ngọn nguồn sự việc và đề nghị tổ chức cho gặp lãnh đạo Cty Côn Xương để đối chiếu công nợ, giải quyết dứt điểm những tranh chấp về kinh tế. Ông Vinh cũng đề nghị cơ quan công an tiến hành điều tra thực tế về chất lượng cám An Hựu mà Cty Côn Xương đã cung cấp ra thị trường cho các trang trại khác, cách xử lí hàng trả lại của Cty ra sao.

Căn cứ vào những thiệt hại của Cty, ông Vinh cho rằng cần thiết phải tìm hiểu xem phía Cty Côn Xương đã gây bao nhiêu tổn thất người chăn nuôi Việt Nam. Tuy nhiên, các cán bộ CSĐT không đoái hoài đến tổn thất của Cty Phú Mĩ Vinh, không tổ chức gặp gỡ hai bên để đưa ra kết luận cuối cùng mà cứ khăng khăng ép ông Vinh phải nộp số tiền trên.

Trên thực tế, hợp đồng kinh tế giữa Cty Phú Mĩ Vinh và Cty Côn Xương đang còn tồn đọng công nợ. Nếu hai bên không thể tự giải quyết thì theo đúng trình tự cần phải đưa ra tòa phân xử. Việc công an tạm giữ xe ô tô của Cty Phú Mĩ Vinh không khác nào hành vi xiết nợ.

Tại buổi triệu tập lần 2, ông Vinh đến cơ quan công an bằng chiếc xe tải Cty mới mua. Ông Vinh cho biết: Trong quá trình làm việc, một cán bộ CSĐT đã “mượn” chìa khóa xe tải của ông Vinh để đánh sang một chỗ cho gọn. Nhưng người cán bộ công an này liền cất xe ô tô tải vào trong sân mà không trả chìa khóa và tuyên bố tạm giữ chiếc xe của ông Vinh.

Không chỉ dừng lại ở hành vi “tạm giữ” chiếc xe tải, Công an tỉnh Phú Thọ thi thoảng lại gửi Giấy triệu tập yêu cầu ông Vinh phải đến trụ sở để làm việc. Trên giấy triệu tập ghi rõ: “Bị can phải có mặt theo Giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, trong trường hợp vắng mặt không có lí do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã”. Vậy là dù bận trăm công nghìn việc, phương tiện đi lại bị thu giữ, ông Vinh vẫn phải khắc phục vượt 50 km từ nhà đến trụ sở Công an tỉnh Phú Thọ để trình diện, vẫn nói đi nói lại chuyện kí hợp đồng như thế nào, đề nghị giải quyết công nợ ra sao…

Khổ sở như thế vẫn còn chưa đủ, ông Vinh còn được biết công an đến cả những ngân hàng mà ông đang vay vốn để điều tra về Cty Phú Mĩ Vinh. Theo ông Vinh, những hoạt động kể trên của CQĐT Công an tỉnh Phú Thọ có dấu hiệu lạm dụng chức quyền nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm