| Hotline: 0983.970.780

Ảnh hưởng của dự án gây thiệt hại trước tiên là lĩnh vực nông nghiệp

Thứ Sáu 06/05/2016 , 13:15 (GMT+7)

Đó là ý kiến của GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, chia sẻ với NNVN xung quanh dự án giao thông thủy xuyên Á kết hợp thủy điện của Cty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình.

20-14-16_fullsizerender
GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam

GS Hồng đánh giá, về nội dung của dự án này là làm đường giao thông thủy xuyên Á và kết hợp làm một số thủy điện, với mục tiêu sẽ thu lời từ phí giao thông và từ tiền bán điện. Dự án không có mục đích cấp nước cho hạ du. Như vậy, rõ rệt nguồn nước của dòng sông Hồng bị chuyển sang làm mục đích khác. Sự thiệt hại trước tiên là lĩnh vực nông nghiệp.

Giống như miền Trung hiện nay, có tỉnh phải làm đơn cầu cứu thủy điện xả nước để chống hạn, giống như chúng ta vừa qua có công hàm đề nghị phía Trung Quốc xả từ thủy điện Cảnh Hồng để góp phần đẩy mặn cho đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả việc xả nước đó về đến Việt Nam không còn bao nhiêu. Kinh nghiệm của nhiều tỉnh đã rút ra, việc xây dựng thủy điện có quy trình điều tiết hoàn toàn khác với nhu cầu của nông nghiệp.

Điều nguy hiểm nhất cho sông Hồng khi có dự án trên, là vụ đông xuân, bản thân đã khô hạn, song lưu lượng kiệt đó lại bị trữ lại để phục vụ giao thông và thủy điện. Chắc chắn hồ thủy điện Hòa Bình không thể nào gánh nổi sự thiếu hụt đó.

Đứng về mặt sinh thái, thì đoạn sông Hồng mà dự án định thực hiện lại liên quan đến toàn bộ hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình với rất nhiều nhánh sông chằng chịt kéo dài ra biển. Bởi trong hệ thống sông trên thì đây là nhánh lớn nhất, về lượng nước, về phù sa. Khi nhánh này cạn kiệt, toàn bộ các nhánh trên cũng chết dần. Nói một cách khác, cả 11 tỉnh đồng bằng sông Hồng sẽ chịu hậu quả này, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Hệ lụy sự cạn kiệt đó là gì?

Trước hết là lòng sông Hồng ở hạ lưu sẽ bị hạ thấp xuống, do không còn những hạt trầm tích chảy về nữa. Theo số liệu Viện Khoa học Thủy lợi thì lòng sông đã tụt xuống 1 m. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng cho một dòng sông có từ hàng nghìn năm. Đó là dòng sông già cỗi, sẽ không chạy thẳng ra biển, mà sẽ phá sang 2 bờ để tìm phù sa và đường đi ra biển.

Theo khảo sát của ngành thủy lợi, thì Hồ Tây chính là dòng sông Hồng bị chuyển dòng nên để lại (đáy Hồ Tây vẫn thông ra sông Hồng). Vậy tác động dự án trên, liệu Thủ đô Hà Nội mấy trăm năm sau còn không hay đã chuyển đi giống như Hồ Tây. Và những tỉnh ở hạ du như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định có bị dòng sông phá sâu vào không?

Trong thời kỳ biến đổi khí hậu hiện nay, nếu sông Hồng tụt sâu thêm 1 m nữa do dự án trên, có nghĩa tụt sâu 2m, thì điều gì xảy ra? Chắc chắn nước mặn sẽ vào sâu hơn, thậm chí có thể tới Thường Tín, như trước đây đã đo được. Nhưng nguy hiểm hơn, cả vùng đồng bằng sẽ bị tụt xuống, khi mực nước ngầm thấp xuống. Điều này đã thấy ở bán đảo Cà Mau, khi hút nước ngầm quá mức. Nói một cách khác, cả nền văn minh lúa nước sông Hồng sẽ bị xóa sổ.

Chúng ta thường nói về tái cấu trúc nông nghiệp, đồng nghĩa với việc chuyển đổi cây trồng. Theo lịch sử nông nghiệp, để hình thành vùng trồng cây lúa nước, đã phải mất vài trăm năm, bởi cấu trúc thổ nhưỡng đó phải là qua trình tự nhiên tích tụ. Như vậy cơ sở hạ tầng về mặt sinh thái cho nông nghiệp cũng phải tính cho hàng trăm năm, mà do qua trình tự nhiên tạo ra, không thể dùng giải pháp cơ học của con người làm ra được.

Chúng ta đã phải trả giá cho việc lấy đất nông nghiệp để làm dự án khác. Những người dân chuyển đến những vùng đồi, ven biển, không thể sản xuất nông nghiệp được, mà phải chuyển nghề khác (bài học di dân lòng hồ Thác Bà, hồ Hòa Bình v.v.).

Tóm lại, “khả năng có được nguồn nước sẽ xác định sự tồn tại cơ bản của xã hội. Không có đầy đủ nước, điều đó có nghĩa là không có cuộc sống như hiểu biết ngày nay” (Giáo sư Martin P Wanielist, Trường đại học Trung Tâm Florida, Mỹ).

Như vậy, để đánh giá tính hệ lụy của dự án này phải xét tới hàng trăm năm sau, chứ không thể tính như các dự án thông thường.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.