| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn: Đưa chế biến gỗ thành ngành công nghiệp chủ lực

Thứ Tư 02/03/2022 , 17:48 (GMT+7)

Với lợi thế có diện tích rừng trồng lên đến hơn 102.000 ha, Bắc Kạn xác định mục tiêu lĩnh vực chế biến gỗ là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh.

Những năm qua, lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Trồng rừng đã trở thành một nghề của nhiều hộ dân Bắc Kạn.

Bắc Kạn có vùng nguyên liệu gỗ rộng lớn, với hơn 102.000 ha rừng trồng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Bắc Kạn có vùng nguyên liệu gỗ rộng lớn, với hơn 102.000 ha rừng trồng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Tiêu biểu như huyện Chợ Mới, với lợi thế có Khu công nghiệp Thanh Bình đóng trên địa bàn huyện, từ một vài nhà máy trước đây, hiện nay đã có hàng chục nhà máy và cơ sở chế biến gỗ, tất cả đều hướng đến xuất khẩu. Việc phát triển trồng rừng tập trung và trồng rừng phân tán đã được triển khai thực hiện duy trì thường xuyên hằng năm. Năm 2020, huyện đã thực hiện trồng hơn 1.274ha rừng; năm 2021 trồng mới rừng đạt hơn 1.262ha, bằng 133% kế hoạch năm

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bắc Kạn đã định hướng tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như chế biến nông - lâm sản gắn với vùng nguyên liệu. Bắc Kạn đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia trồng và chế biến.

Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đã thu hút được một số dự án chế biến nông, lâm sản có quy mô như: Dự án Nhà máy chế biến gỗ Bắc Kạn, công suất 120.000 m3 ván dán các loại/năm của Công ty Cổ phần Đầu tư Govina; dự án chế biến gỗ của Công ty TNHH Lechenwood Việt Nam công suất 30.000 m3 ván dán/năm, 200.000 m3 ván sàn/năm; dự án đầu tư sản xuất chế biến gỗ công suất 12.000 m3 sản phẩm ván dán/năm, 3.000 m3 sản phẩm ván ghép thanh/năm của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hồng Ngọc; nhà máy gỗ xuất khẩu của Công ty Cổ phần Kẻ Gỗ...

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình (thứ 2 bên trái) làm việc với một doanh nghiệp chế biến gỗ ở Khu công nghiệp Thanh Bình. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình (thứ 2 bên trái) làm việc với một doanh nghiệp chế biến gỗ ở Khu công nghiệp Thanh Bình. Ảnh: Toán Nguyễn.

Các dự án đi vào hoạt động sản xuất tương đối ổn định, đã tạo ra một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, ổn định đời sống trong tương lai của người trồng rừng Bắc Kạn.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn nhấn mạnh: Địa phương xác định lĩnh vực công nghiệp của tỉnh trong 5 năm tới (giai đoạn 2021 – 2025) sẽ ưu tiên phát triển ngành chế biến nông, lâm sản.

Theo đó, Bắc Kạn đã hình thành vùng nguyên liệu rất lớn hiện nay và trồng rừng đã trở thành phong trào trong nhân dân. Việc chế biến hiện nay đã đem lại kết quả bước đầu, tuy nhiên quy mô sản xuất vẫn chưa đáp ứng được hết nguồn nguyên liệu gỗ của người dân, gỗ nguyên liệu của Bắc Kạn hiện vẫn phải bán ra ngoài tỉnh dưới dạng nguyên liệu thô với tỷ lệ khá lớn.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Toán Nguyễn.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Toán Nguyễn.

Vì vậy trong định hướng thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn ưu tiên phát triển lĩnh vực chế biến lâm sản và có nhiều giải pháp được đưa ra. Đầu tiên là tập trung sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư các cụm công nghiệp ở các địa phương, như Ba Bể, Chợ Đồn và Na Rì.

"Với việc hình thành các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đây sẽ là cơ hội và giải pháp để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông – lâm sản, đặc biệt ưu tiên chế biến lâm sản để đạt mục tiêu chế biến được nhiều nhất nguyên liệu gỗ khai thác rừng trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Qua đó, sẽ giảm bớt và tối thiểu nhất việc phải bán sản phẩm thô như gỗ tròn, gỗ bóc có giá rẻ ra khỏi địa phương, qua đó còn nâng cao được giá trị và đem lại thu nhập cao nhất cho người dân", bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn.

  • Tags:
Xem thêm
Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.