| Hotline: 0983.970.780

Bắc Ninh phát triển hiệu quả thủy sản công nghệ cao

Thứ Hai 09/11/2020 , 14:40 (GMT+7)

Những mô hình nuôi cá đạt hàng chục tấn mỗi ha không còn hiếm trong sản xuất thủy sản công nghệ cao hiện nay tại tỉnh Bắc Ninh.

Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Ninh Đặng Trần Trung (thứ 4 phải sang) cùng lãnh đạo huyện Quế Võ thăm mô hình nuôi cá lồng trên sông Đuống. Ảnh: TSBN.

Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Ninh Đặng Trần Trung (thứ 4 phải sang) cùng lãnh đạo huyện Quế Võ thăm mô hình nuôi cá lồng trên sông Đuống. Ảnh: TSBN.

Trong số các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh là một trong những địa phương có phong trào nuôi trồng thủy sản công nghệ cao phát triển mạnh mẽ, bài bản nhất những những năm trở lại đây.

Theo Sở NN-PTNT Bắc Ninh, năm 2020, ngành thủy sản Bắc Ninh đặt mục tiêu đạt sản lượng 39.000 tấn (tăng 1.200 tấn so với năm 2019) với tổng giá trị xấp xỉ 1.200 tỷ đồng. So với 2015, ngành nuôi trồng thủy sản Bắc Ninh đã tăng gấp rưỡi cả về sản lượng lẫn doanh thu sau 5 năm.

Để có được kết quả tăng trưởng vượt bậc trong nuôi trồng thủy sản, trong 5 năm qua tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm hỗ trợ, chuyển giao áp dụng xây dựng cho bà con nuôi trồng thủy sản rất nhiều mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao nuôi cá nước ngọt, các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đưa các giống thủy sản năng suất, sạch bệnh vào nuôi trồng.

Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện và hỗ trợ vật tư làm lồng nuôi, hóa chất xử lý môi trường nước cho các lồng nuôi trên sông cũng góp phần rất lớn vào kết quả trung của ngành thủy sản Bắc Ninh.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bắc Ninh cho biết, hiện người nuôi trồng thủy sản tại Bắc Ninh đang áp dụng phổ biến hai mô hình nuôi cá công nghệ cao là: Nuôi cá trong ao đất đang có nuôi sông trong ao và lồng trong ao và nuôi trên sông có nuôi trong lồng lưới đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Thăm những mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao trong ao đất, lồng nuôi trên sông tại huyện Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành, Quế Võ chúng tôi nhận thấy ưu điểm của việc sử các ống sủi nano  đã cung cấp oxy cho ao, lồng nuôi nên nuôi được cá với mật độ rất lớn trên một diện tích.

Hiện rất nhiều mô hình nuôi cá nước ngọt trong ao đất tại Bắc Ninh đã cho sản lượng lên tới 15 - 20 tấn/ha, không kém là bao so với những mô hình nuôi cá lóc bông dày đặc tại miền Tây.

Ưu điểm của những mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao sông trong ao là phân cá được thu gom về một góc và hút đi, đồng thời lượng ôxy được cung cấp đầy đủ liên tục nên cá lớn rất nhanh, khỏe mạnh, môi trường nước cũng vì thế hạn chế tối đa bị ô nhiễm do phú dưỡng và chất thải.

Mô hình nuôi cá lồng công nghệ cao trên sông Đuống tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: TSBN.

Mô hình nuôi cá lồng công nghệ cao trên sông Đuống tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: TSBN.

Theo Chi cục Thủy sản Bắc Ninh, toàn tỉnh hiện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ước đạt trên 5.000ha, tổng số lượng lồng cá trên sông khoảng 2.062, tăng gần 14% so với năm 2018.

Trong những năm qua, Bắc Ninh đã hình thành được 162 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, quy mô từ 10ha trở lên tại các huyện Lương Tài, Gia Bình, Quế Võ với diện tích trên 3.200ha.

Lợi nhuận đạt 257 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, nuôi thâm canh rô phi, chim trắng, trắm cỏ đạt 160 - 180 triệu đồng/ha, cá lồng đạt 45- 60 triệu đồng/lồng.

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có hai mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thủy sản là nuôi cá lồng trên sông với 160 hộ nuôi tại 26 thôn thuộc 18 xã trong 6 huyện với 2.062 lồng cá, năng suất 1 lồng 108m3 đạt 4,5 - 6 tấn/lồng/lứa.

Mô hình thứ hai là nuôi thâm canh cá trong ao đất có sử dụng hệ thống quạt nước, chế phẩm sinh học xử lý môi trường, diện tích trên 1.800ha, chiếm khoảng 30% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh, năng suất bình quân 6 - 12 tấn.

Bên cạnh đó, hiện có 3/3 đơn vị sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang áp dụng công nghệ cao vào sản xuất như công nghệ sản xuất giống cá chép bằng vuốt đẻ và ấp trứng bằng bình vây, sản xuất cá rô phi đơn tính đực.

Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Bắc Ninh kiểm tra mô hình thí điểm nuôi cá tầm nước lạnh trên sông Đuống. Ảnh: TSBN.

Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Bắc Ninh kiểm tra mô hình thí điểm nuôi cá tầm nước lạnh trên sông Đuống. Ảnh: TSBN.

Ông Đặng Trần Trung, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Ninh cho biết, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh xác định cần chủ động, tích cực hợp tác, phối hợp với Viện Nghiên cứu, các trung tâm giống thủy sản quốc gia để chuyển giao, áp dụng công nghệ sản xuất giống, phòng trị bệnh, dịch vụ thú y, hỗ trợ nghiên cứu thị trường cho ngành thủy sản.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh cũng tăng cường các lớp tập huấn, phổ biến chính sách hỗ trợ người dân, triển khai xây dựng công trình hạ tầng, đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất để kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát môi trường, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.

Sở NN-PTNT cũng sẽ tiếp tục tham mưu kiến nghị HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh có chính sách quan tâm đầu tư hạ tầng đồng bộ cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, trong đó đặc biệt khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất trang trại, gia trại áp dụng công nghệ cao, hình thành các hợp tác xã, các chi hội nghề cá, nhóm hộ cùng sở thích, từ đó xây dựng thương hiệu, tạo mối liên kết tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi nhằm phát triển bền vững.

Xem thêm
Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm