| Hotline: 0983.970.780

Sống giữa tâm dịch nCoV

[Bài IV] Thách thức phòng dịch khi lao động trở lại làm việc sau Tết

Thứ Sáu 14/02/2020 , 09:22 (GMT+7)

Dòng người lao động từ quê đổ về các thành phố lớn đang là cơn đau đầu với chính quyền Trung Quốc.

Một phụ nữ bịt khẩu trang đi bộ trên đường phố Thượng Hải. Ảnh: Reuters.

Một phụ nữ bịt khẩu trang đi bộ trên đường phố Thượng Hải. Ảnh: Reuters.

“Đi làm hay không đi làm?” đang là câu hỏi vô cùng quan trọng đối với giới chức cũng như các công ty và người lao động tại Trung Quốc trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu được kiềm chế.

Hầu hết các tỉnh thành ở Trung Quốc đã quay trở lại hoạt động vào ngày 10/2 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài hơn thường lệ. Tuy nhiên, dòng người lao động từ quê đổ về các thành phố lớn đang là cơn đau đầu với chính quyền.

Dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) đến nay đã khiến hơn 1.300 ca tử vong ở Trung Quốc đại lục và gần 60.000 ca nhiễm. Việc người dân quay trở lại làm việc được cho là sẽ có nguy cơ làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh, nhất là ở những khu vực tập trung đông lao động nhập cư. Theo Bộ Giao thông, sẽ có khoảng 160 triệu người sẽ từ quê về đô thị làm việc trong tuần này.

Dù chính quyền trung ương khẳng định kiểm soát Covid-19 là mục tiêu hàng đầu, đảng Cộng sản Trung Quốc giờ đây hiểu rõ họ không thể để tình trạng đóng băng kéo dài thêm, đặc biệt khi tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang ở mức thấp nhất nhiều thập kỷ.

Các trung tâm sản xuất bờ biển phía đông như Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu hay Thâm Quyến, Đông Quan ở Khu vực Vịnh lớn, là những nơi chịu áp lực lớn nhất từ làn sóng người lao động trở lại làm việc, theo cố vấn chính phủ Li Xunlei.

“Thâm Quyến có sự dịch chuyển dân số lớn nhất với rất nhiều lao động nhập cư, thời vụ và số lượng dân cư thường trú đang tăng nhanh những năm gần đây”, Li cho biết. “Thương Hải có cơ sở dân số lớn nhất nước. Là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và vận chuyển, quy mô di cư của thành phố là rất lớn. Rất nhiều công nhân từ tỉnh Hà Nam và An Huy từng bị nhiễm virus nghiêm trọng”.

“Hai thành phố trên sẽ phải đối mặt với thử thách ngăn chặn virus lây lan vì sự chuyển dịch của đội ngũ lao động... Họ cần tiến hành hàng loạt biện pháp đề phòng khác nhau”, ông nhận định.

Chính quyền Thượng Hải cho hay đã yêu cầu những người nhập cư không có nơi ở và công việc cụ thể không quay trở lại thành phố. Họ cũng khuyến khích những lao động trong các ngành có khả năng linh động cao làm việc ở nhà.

Tuần trước, chính quyền Tô Châu, một trung tâm sản xuất lớn ở tỉnh Giang Tô nổi tiếng với các sản phẩm tơ lụa, đã yêu cầu các địa phương khuyến cáo lao động từ tình Hổ Bắc và Chiết Giang không quay trở lại thành phố cho tới khi có thông báo tiếp theo. Cách làm này cũng được một số thành phố khác áp dụng.

Trong khi chính quyền cấp tỉnh kêu gọi các công ty nối lại hoạt động, giới chức địa phương lại đang chần chừ. Chính quyền thành phố Trung Sơn và Phật Sơn thuộc tỉnh Quảng Châu đã nối dài thời gian nghỉ tới 1/3. Ở Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, các công ty muốn làm việc phải xin phép đặc biệt, Nếu được phê duyệt, công nhân phải báo cáo thân nhiệt hàng ngày cho nhà chức trách địa phương.

Chính quyền Hàng Châu mới chỉ bật đèn xanh cho hơn 1.400 công ty trong tổng số 30.000 công ty tại thành phố, tỷ lệ chấp thuận dưới 5%.

Với các công ty đã nối lại làm việc, họ vẫn phải mất từ một đến hai tháng mới có thể khôi phục toàn bộ năng suất lao động, một phần bởi những vấn đề về chuỗi cung ứng, Hua Changchung, chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán Guotai Junan, nhận xét. Đội ngũ của Hua ước tính virus corona sẽ khiến tỷ lệ tăng trưởng GDP quý I năm nay giảm 1,2 điểm phần trăm.

Nhân viên của Meituan, công ty giao đồ ăn lớn nhất Trung Quốc, kiểm tra thân nhiệt trước khi làm việc. Ảnh: Meituan.

Nhân viên của Meituan, công ty giao đồ ăn lớn nhất Trung Quốc, kiểm tra thân nhiệt trước khi làm việc. Ảnh: Meituan.

“Nếu dịch bệnh kéo dài, nó có thể gây thiệt hại cho chuỗi cung ứng và các kênh xuất khẩu, gây bất lợi cho nền kinh tế trong trung hạn”, Hua lưu ý.

Tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm dịch bệnh, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Trung Quốc vì là một trung tâm vận tải, đồng thời có ngành sản xuất xe hơi và công nghệ thông tin phát triển. Hồ Bắc đã bị phong tỏa sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Việc tỉnh bị đóng cửa quá lâu sẽ tạo ra lỗ hổng lớn trong chuối cung ứng quốc gia.

Tỉnh Hà Nam lân cận cho biết các công ty công nghiệp có thể nối lại hoạt động từ ngày 10/2 nếu họ chủ yếu sử dụng lao động và chuỗi cung nguồn gốc địa phương. Những công ty khác sử dụng lao động hay vật liệu từ những khu vực mắc dịch không thể hoạt động trở lại ít nhất là tới ngày 17/2.

Khi nối lại hoạt động, việc cách ly nhân viên và kiểm tra sức khỏe cũng mang đến nhiều thách thức với các công ty.

Arthur Lee Kam-hung, giám đốc điều hành công ty sản xuất điện tử Hong Kong X’tals, cho hay anh đã được thông báo các lao động của công ty phải được cách ly trong khu ký túc từ 7 đến 14 ngày sau khi trở về nhà máy ở thành phố Huệ Châu, phía đông nam tỉnh Quảng Đông.

“Đây thực sự là một đống hỗn độn lớn... Chúng tôi hoàn toàn bị bất ngờ bởi yêu cầu buộc công nhân cách ly thêm ít nhất 7 ngày. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho chúng tôi. Các khách hàng quốc tế của chúng tôi đang phàn nàn về tình trạng trễ đơn hàng”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm