| Hotline: 0983.970.780

'Bảo mẫu' của chúa sơn lâm

Chủ Nhật 30/01/2022 , 08:55 (GMT+7)

Chúa sơn lâm vốn to lớn, dữ dằn là vậy nhưng khi đứng trước các 'bảo mẫu' này lại nhẹ nhàng, nghe lời và thích được nựng như những chú mèo to xác.

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội là nơi có số lượng 'chúa sơn lâm' nhiều nhất cả nước với tổng số 36 cá thể. Ảnh: Tùng Đinh.

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội là nơi có số lượng 'chúa sơn lâm' nhiều nhất cả nước với tổng số 36 cá thể. Ảnh: Tùng Đinh.

Hiện nay, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội là nơi có số lượng "chúa sơn lâm" nhiều nhất cả nước với tổng số 36 cá thể, đa phần trong số đó là tang vật các vụ bán buôn bán, nuôi nhốt hổ trái phép.

Các cá thể hổ ở đây đa số là Hổ Đông Dương, khi trưởng thành có khối lượng xấp xỉ 200 kg và con có tuổi đời lớn nhất được trung tâm tiếp nhận, chăm sóc từ năm 2009. Đàn hổ được phân loại, nuôi trong hệ thống chuồng trong nhà và ngoài trời để đảm bảo không gian vận động.

Dù không có môi trường hoang dã tuyệt đối nhưng đàn hổ ở đây đang được chăm sóc về y tế, ăn uống và tâm lý theo những chế độ khoa học, đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất cho chúng.

Các 'bảo mẫu' làm vệ sinh chuồng cho hổ trước khi cho ăn vào mỗi buổi sáng. Ảnh: Tùng Đinh.

Các "bảo mẫu" làm vệ sinh chuồng cho hổ trước khi cho ăn vào mỗi buổi sáng. Ảnh: Tùng Đinh.

"Để trở thành "bảo mẫu" của hổ, người chăm sóc phải có tình yêu, kiên trì lắng nghe, dần làm quen để mang đến cảm giác yên tâm cho từng con. Nếu chăm sóc tốt, hổ sẽ đáp trả bằng sự thân thiện, nghe lời. Nhưng nếu đối xử không tốt, chỉ cần nghe tiếng bước chân từ xa, hổ đã gầm gừ", ông Lương Xuân Hồng, Giám đốc Trung tâm chia sẻ.

Cụ thể hơn về công việc này, kỹ thuật viên Nguyễn Hữu Nghĩa, một trong số 8 "bảo mẫu" của hổ ở trung tâm chia sẻ: "Quy trình chăm sóc hổ mỗi ngày sẽ là vệ sinh chuồng, cho ăn, kiểm tra sức khỏe và cho chơi ở khu vực ngoài trời".

Khẩu phần ăn của 1 con hổ là 5 kg thịt, xương và gan các loại mỗi bữa. Ảnh: Tùng Đinh.

Khẩu phần ăn của 1 con hổ là 5 kg thịt, xương và gan các loại mỗi bữa. Ảnh: Tùng Đinh.

Là động vật hung dữ, hệ thống chuồng nuôi hổ được thiết kế chắc chắn với cửa điều hướng một chiều chỉ có thể được điều khiển từ bên ngoài. Trong mỗi ca trực, sẽ có 2 "bảo mẫu" làm nhiệm vụ vệ sinh, cho ăn cùng nhau để đảm bảo an toàn, không xảy ra sai sót nào.

Sau quá trình vệ sinh chuồng kéo dài khoảng 10 phút, thức ăn sẽ được "bảo mẫu" đưa vào khay trước khi ra khỏi chuồng rồi thả hổ ra ăn. "Thực đơn mỗi ngày của hổ gồm 2 bữa, thường vào 10h và 16h hàng ngày. Trong đó, mỗi bữa hổ có khẩu phần 5kg gồm thịt lợn hoặc thịt gà cùng xương lợn và gan lợn", anh Nguyễn Hữu Nghĩa chia sẻ thêm.

Các 'bảo mẫu' của hổ đặt tên để phân biệt và tạo sự thân thiện trong quá trình chăm sóc. Ảnh: Tùng Đinh.

Các "bảo mẫu" của hổ đặt tên để phân biệt và tạo sự thân thiện trong quá trình chăm sóc. Ảnh: Tùng Đinh.

Để dễ dàng phân biệt và tạo sự thân thiện giữa hổ và người chăm sóc, các cá thể ở đây đều được đặt tên theo đặc điểm, tính cách, sở thích, ví dụ như: Dữ, Vòng, Xinh...

Trong quá trình chăm sóc, các "bảo mẫu" gọi tên của hổ để hướng dẫn chúng vào chuồng, đi ăn hoặc ra ngoài khu sân chơi vận động. Gọi tên cũng là cách để họ trấn an các con vật hung dữ này khi chúng nổi nóng, đặc biệt là lúc có người lạ đến gần.

"Các bạn hổ ưa sự yên tĩnh, không bị chọc giận thì ngoan hiền. Mỗi lần cho ăn hay dọn vệ sinh, mình dịu dàng trò chuyện rồi gọi tên để quen thân", chị Lương Quế Thùy, "bảo mẫu" có 7 năm kinh nghiệm chăm sóc hổ cho biết.

Khi vui chơi ở khu nuôi ngoài trời, chúa sơn lâm chẳng khác gì những con mèo to xác. Ảnh: Tùng Đinh.

Khi vui chơi ở khu nuôi ngoài trời, chúa sơn lâm chẳng khác gì những con mèo to xác. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngoài chăm sóc về dinh dưỡng và y tế, một trong những yếu tố quan trọng nữa để đảm bảo đời sống của hổ là về tâm lý, vì chúng vốn là loài cần không gian rộng, không thích nuôi nhốt.

Do đó, 3 năm gần đây, trung tâm dành 1.000 m2 đất làm 2 khu ngoài trời và phúc lợi cho hổ. Những con sau khi ghép đàn thành công được nhốt riêng một chuồng, sau đó thả luân phiên theo ngày và giờ để vận động vui chơi.

Henry, chuyên gia người Anh chịu trách nhiệm thiết kế chuồng trại, khu vui chơi cho các động vật trong trung tâm. Ảnh: Tùng Đinh.

Henry, chuyên gia người Anh chịu trách nhiệm thiết kế chuồng trại, khu vui chơi cho các động vật trong trung tâm. Ảnh: Tùng Đinh.

Một con hổ trưởng thành ngoài tự nhiên cần một phạm vi sống khoảng 20 km2 nhưng do diện tích hạn chế nên tại trung tâm các nhân viên luôn cố gắng tạo điều kiện vui chơi tốt nhất, gần gũi với thiên nhiên nhất cho hổ.

Để làm đươc điều này, trung tâm có 1 chuyên gia thiết kế chuồng trại người nước ngoài, tên là Henry, anh là người có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc động vật hoang dã. "Khi thiết kế chuồng tôi phải đảm bảo có chỗ cho hổ chơi, vận động, ẩn nấp, theo đúng bản năng của chúng", Henry nói.

Hổ là biểu tượng của sự uy nghiêm, dũng mãnh được nhiều nước tôn thờ nhưng số lượng hổ hoang dã ở Việt Nam hiện chỉ còn dưới 5 cá thể (theo thống kê của IUCN năm 2015). Hổ ở Việt Nam là hổ Đông Dương, con đực trưởng thành dài 2,55 - 2,85 m, nặng 150 - 200kg, hổ cái nhỏ hơn.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.