| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn loài cá da trơn nặng gần 300 kg trên sông Mekong

Thứ Hai 21/03/2022 , 15:43 (GMT+7)

Các nhà khoa học và chuyên gia thủy sản quốc tế triển khai dự án bảo tồn loài cá mang tính biểu tượng trên sông Mekong, trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

Một trong số 1.500 con cá da trơn khổng lồ đã được các nhà khoa học  thả vào một khu bảo tồn cá ở Biển Hồ Tonle Sap hôm 13/3. Ảnh: UNR

Một trong số 1.500 con cá da trơn khổng lồ đã được các nhà khoa học  thả vào một khu bảo tồn cá ở Biển Hồ Tonle Sap hôm 13/3. Ảnh: UNR

“Đây được coi là bước đi đầu tiên trong số nhiều hành động thiết thực nhằm đưa những giống loài cá quý hiếm quay trở lại bờ vực tuyệt chủng, trong nỗ lực khôi phục quần thể các loài cá nước ngọt lớn nhất sinh sống trên sông Mekong”, Zeb Hogan, nhà sinh vật học về cá tại Đại học Nevada, Reno, người hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đang chủ trì đề án Bảo tồn Kỳ quan sông Mekong cho biết.

Theo đó, Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia được coi là một trong các khu bảo tồn cá đã được chứng minh là một công cụ hiệu quả để bảo vệ đa dạng nguồn lợi thủy sản nói riêng và sinh học dưới nước nói chung cũng như tăng sinh khối cá.

Trong số các loài cá được phóng sinh từ đầu tháng 3 đến nay có loài cá da trơn khổng lồ sông Mekong cực kỳ nguy cấp, hiện đang nắm giữ kỷ lục thế giới về loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới với trọng lượng 646 pound, tương đương 293 kg. Đây cũng là loài cá da trơn đang có nguy cơ tuyệt chủng, và từng là nguồn lợi thủy sản quan trọng trong khu vực nhưng hiện mật số đã bị suy giảm đáng kể, được liệt vào danh mục cực kỳ nguy cấp, cùng với loài cá chép lớn nhất thế giới.

Giáo sư sinh học Hogan đánh giá: “Đây là một dự án tuyệt vời, khi chúng tôi tiến hành thả loài cá lớn nhất thế giới vào một trong những mạng lưới các khu bảo tồn cá nước ngọt lớn nhất châu lục".

Trước đó, con cá da trơn khổng lồ dài 1,52 mét này được vận chuyển bằng ô tô từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi trồng Thủy sản Nước ngọt ở làng Bati (Campuchia), nơi nó được nuôi dưỡng bảo tồn để thả xuống Biển Hồ.

Hiện Biển Hồ đang có khoảng 1.500 cá thể cá da trơn khổng lồ nguy cấp đã được thả xuống và do một mạng lưới chính phủ điều hành, có sự hỗ trợ của USAID được đánh số mã và gắn thẻ để theo dõi sự sinh trưởng và di chuyển.

Ngor Peng Bun, nhà sinh thái học cá và Trưởng khoa Khoa học Thủy sản tại Đại học Nông nghiệp Hoàng gia Campuchia cho biết: “Mục đích của hoạt động này là công khai bảo tồn các loài cá có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên và theo dõi số phận của chúng. Từ đó sẽ cung cấp thông tin về các phương pháp bảo tồn trong tương lai và giúp chúng tôi hiểu liệu các phương pháp đó có hiệu quả trong việc hỗ trợ phục hồi các quần thể hoang dã của các loài này hay không”.

Tonle Sap hay còn gọi là Biển Hồ là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và là nơi sinh sống của hơn 300 loài cá, là điểm nóng về đa dạng sinh học nước ngọt và là Khu dự trữ sinh quyển của UNESCO. Trong lịch sử, nó đã từng là nơi ươm mầm quan trọng cho các loài cá khổng lồ có nguy cơ tuyệt chủng và nhiều quần thể cá di cư khác ở lưu vực sông Mekong. Trong những năm gần đây, loài cá này đang bị đe dọa ngày càng nhiều từ việc xây đập thủy điện ở thượng nguồn, vấn nạn đánh bắt tận diệt quá mức và hạn hán kéo dài.

Ông Poum Sotha, Tổng giám đốc Cục Quản lý Nghề cá Campuchia cho hay, mục đích cuối cùng của hành động là bảo vệ loài cá da trơn khổng lồ để chúng tiếp tục phát triển, sinh sản, nhằm tái sinh nghề cá và đa dạng sinh học cho mục tiêu dài hạn.

Dự án này là sự hợp tác giữa Cơ quan Quản lý Nghề cá Campuchia, Ban Quản lý Nghề cá Siem Reap và Quỹ hỗ trợ quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về Bảo tồn Kỳ quan sông Mekong và câu lạc bộ Gilham's Fishing Resort của Thái Lan.

(NVDA)

Xem thêm
Tương lai nuôi biển bền vững của Việt Nam và Na Uy

Quy hoạch không gian biển, tăng cường năng lực dự báo, cung cấp bảo hiểm biển là các lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác nuôi trồng thủy sản giữa Việt Nam - Na Uy.

Chưa thể làm chợ đấu giá thủy sản khi ngư dân còn phụ thuộc đầu nậu

‘Khi nào giải quyết được việc bà con đi khai thác trên biển chủ động được kinh phí, không phụ thuộc vào nậu vựa thì mới có thể làm chợ đấu giá được’.

Xuất khẩu thủy sản mừng 10 tỷ USD và nghĩ về tương lai

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 hân hoan về đích 10 tỷ USD, thị trường vươn tới 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một thành tựu đáng mừng, song vẫn còn nhiều trăn trở.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.