| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ cây cổ thụ, nói dễ làm khó

Thứ Năm 09/03/2017 , 09:45 (GMT+7)

Kinh tế thị trường ùa về, phần do mở đường rộng thêm, phần do nhu cầu đất ở, đất kinh doanh, đất dành cho khu công nghiệp, những cây cổ thụ thường là nạn nhân đầu tiên bị cán bộ thôn đưa ra thanh lý, chặt hạ...

Cây đa, bến nước, sân đình... đã ngàn đời nay gắn bó với làng quê Việt Nam. Cây cổ thụ nói chung, cây đa nói riêng ngoài việc che nắng, che mưa, che gió còn là biểu tượng của biết bao làng quê Việt. Thiếu vắng cây xanh, làng quê trông buồn tẻ, hiu quạnh.

09-06-47_nh-cm-lm-002
Cây đa tại xã Cam Lâm, huyện Con Cuông còn sót lại cần được đưa vào hệ thống cây di sản
 

Ngày xưa cây cổ thụ có khá nhiều trên các con đường, các đình, chùa, miếu mạo ở vùng nông thôn. Thế rồi kinh tế thị trường ùa về, phần do mở đường rộng thêm, phần do nhu cầu đất ở, đất kinh doanh, đất dành cho khu công nghiệp, những cây cổ thụ thường là nạn nhân đầu tiên bị cán bộ thôn đưa ra thanh lý, chặt hạ. Người ta chặt cây để mở đường, chặt cây để lấy đất, lấy gỗ, củi, ...

Phong trào xoá vườn tạp, xoá cây cối không có giá trị cách đây mấy năm cũng làm cho cây cổ thụ cứ thế mất dần. Rồi khi đất mặt tiền được giá, người ta tìm mọi cách xây, lấn, làm rào chắn làm cho những cây cổ thụ chỉ còn gốc, khó sinh trưởng và phát triển bình thường. Ngay cả những huyện miền núi bây giờ cây cổ thụ cũng bắt đầu trở thành hàng hoá, nhiều người mua cây cổ thụ chở về xuôi bán rầm rập.

Chúng tôi thống kê tại huyện Con Cuông (Nghệ An) trước đây hai bên phố huyện rợp mát cây cổ thụ, nay do mở đường không còn một cây nào. Tại 13 xã, thị trấn của huyện, ngày trước có nhiều cây đa cổ thụ hàng trăm người ngồi dưới tán cây không bị ánh nắng, thì nay số còn lại đếm chưa đủ trên đầu ngón tay và đang có nguy cơ bị chặt bán lấy gỗ.

Năm 2002, do nhiều năm không bảo vệ, không rào chắn, để con trẻ đốt lửa trong lòng thân cây, nên cây đa Môn Sơn, một chứng tích lịch sử năm 1930, nơi Việt Minh treo cờ đỏ sao vàng, gọi dân nghèo nổi dậy kháng chiến chống Pháp, đã bị gãy đổ, huyện mất cả trăm triệu đồng thuê người kéo dựng, nhưng không thành nên cây chết sau phải tìm kiếm, trồng cây khác thay thế.

Trên đường quốc lộ 7A tại xã Khai Sơn (huyện Anh Sơn), cây đa Tri Lễ, một chứng tích lịch sử cách mạng Anh Sơn trong phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh những năm 1930 – 1931, cũng đang bị khô héo dần, bởi một bên là đường, một bên là nhà dân, làm cho rễ cây và cả lá cành trong “khuôn khổ” nằm im không phát triển được.

Chúng ta đang hưởng ứng phong trào tết trồng cây, phong trào trồng 5 triệu ha rừng! Nhiệt độ trái đất đang ngày càng nóng lên, tiếng chuông báo hiệu sự biến đổi khí hậu đã điểm. Để cho đất nước ngày càng tươi đẹp, xin đừng chặt phá cây cổ thụ, hãy bảo vệ, bảo tồn và phát triển chúng, đồng thời trồng thêm nhiều cây xanh hơn nữa.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm