| Hotline: 0983.970.780

Bất hợp lý chế độ BHXH đối với quân nhân phục viên trước năm 1993

Thứ Sáu 05/05/2017 , 09:10 (GMT+7)

Sau 15 đến hơn 19 năm công tác trong quân đội ở giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất, nhưng khi rời khỏi quân ngũ họ chỉ nhận số tiền theo chế độ phục viên ít ỏi khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng/người.

* Kiến nghị BHXH Việt Nam trình Chính phủ sửa đổi

Đầu những năm 90 thế kỷ trước, sau khi các đơn vị quân đội ở Campuchia rút về nước, Việt Nam- Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, một số đơn vị quân đội phải sáp nhập, hoặc giải thể; không ít sỹ quan có từ 15 năm đến dưới 20 năm tuổi quân phải phục viên sớm. Nhiều người trong số họ vừa tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, đánh Polpot vừa tham gia chiến đấu ở mặt trận biên giới phía Bắc năm 1979. Khi phục viên, đa số họ có quân hàm từ Đại úy đến Thiếu tá.
 

Thiệt đơn thiệt kép

Sau 15 đến hơn 19 năm công tác trong quân đội ở giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất, nhưng khi rời khỏi quân ngũ họ chỉ nhận số tiền theo chế độ phục viên ít ỏi khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng/người. Trở về đời thường, đối tượng này tiếp tục gặp vô vàn khó khăn, ai nấy đều bươn chải đủ nghề mưu sinh. Do tuổi đã cao, nghề nghiệp không ổn định, đa số họ phải làm những nghề phổ thông kiếm sống. Số cựu quân nhân xin được việc chuyển ngành tiếp tục công tác không nhiều.

Hơn nữa, ở giai đoạn đó, việc chuyển ngành cũng chỉ được phép thực hiện trong khoảng thời gian không quá 6 tháng kể từ ngày phục viên, nên nhiều người đành ngậm ngùi bỏ lỡ cơ hội làm việc tiếp tại các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Nhiều năm sau khi trở về, có người xin việc làm thì tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Tuy vậy, do chuyên môn trong quân đội không phù hợp với công việc mới, họ phải làm những công việc hưởng mức lương thấp.

Năm 2008, Chính phủ ban hành Quyết định 142/2008/QĐ- TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến có từ 15 năm đến dưới 20 năm tuổi quân phục viên, xuất ngũ về địa phương, đối tượng này được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Đối với những người không hưởng trợ cấp theo Quyết định 142, do thời gian sau này tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc, họ được hưởng chế độ cộng dồn thời gian công tác trong quân đội để hưởng chế độ BHXH, theo Nghị định 153/2013/NĐ- CP. Hiện nay, đối tượng này bắt đầu đến tuổi nghỉ hưu thì họ lại đối mặt với sự thiệt thòi rất lớn do lương hưu quá thấp.

Nghị định 115/ 2015/NĐ- CP ban hành ngày 11/11/2015 tại điều 9 quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần, mục 3 nêu rõ: Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó giai đoạn đóng BHXH do người sử dụng lao động quyết định tính bình quân toàn bộ thời gian, từ đó lương hưu rất thấp.

Trong khi đó, với đối tượng quân nhân chuyển ngành được phép lấy mức lương thời gian cao nhất để tính lương hưu, cho dù thời gian công tác ở khu vực dân sự thấp hơn giai đoạn ở quân đội. Đối tượng này còn được tính % (phần trăm) thâm niên nghề thời gian công tác trong quân đội vào lương hưu. Còn đối với quân nhân tham gia kháng chiến có từ 15 đến dưới 20 năm tuổi quân phục viên trước ngày 15/12/1993, sau đó tiếp tục làm việc và đóng BHXH bắt buộc nhiều năm nữa, thì không được hưởng chế độ này.

Các chế độ, chính sách, trong đó có chế độ BHXH đều do con người soạn thảo ban hành. Đảm bảo sự hợp lý, công bằng trong cống hiến và hưởng thụ không chỉ thể hiện tính ưu việt của xã hội, tính nhân văn vì con người mà hơn hết còn là động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội và ngược lại. Với vấn đề nêu trên, rất mong các cơ quan liên quan xem xét, có sự điều chỉnh kịp thời.

Trong khi, nếu chuyển ngành họ được bảo lưu lương quân hàm 3 năm sau khi chuyển ngành mới chuyển sang lương mới phù hợp với công việc đảm nhiệm; còn với quân nhân phục viên khi vào làm việc tại cơ quan, đơn vị mới, họ phải làm lại từ đầu với mức lương nói chung là rất thấp. Nói đúng hơn, với quân nhân phục viên họ liên tục gánh chịu hết từ thiệt thòi này đến thiệt thòi khác. Đến khi họ nghỉ hưu cho dù đã đóng BHXH bắt buộc 35- 40 năm, với cách tính này, nhiều người chỉ hưởng mức lương 2-3 triệu đồng/tháng.
 

Cần sửa đổi chính sách gấp

Thực ra, về bản chất tham gia BHXH bắt buộc của 2 đối tượng quân nhân chuyển ngành và quân nhân có trên 15 đến dưới 20 năm tuổi quân phục viên sau đó tiếp tục công tác đóng BHXH bắt buộc, không khác nhau là mấy.

Lấy ví dụ: 2 người cùng nhập ngũ tháng 2/1975, đều có quân hàm Đại úy, tháng 2/1992, một người chuyển ngành, một người phục viên. Người chuyển ngành ra làm nhân viên của cơ quan Nhà nước, cho dù mức lương anh ta đảm nhiệm thấp nhưng 3 năm sau khi chuyển ngành vẫn hưởng lương Đại úy theo chính sách bảo lưu lương. Công tác thêm 13 năm nữa, anh ta nghỉ hưu. Cho dù mức lương thời gian sau này thấp, anh ta vẫn được lấy mức lương Đại úy để tính lương hưu. Còn với người phục viên thì không được lấy mức lương Đại úy để tính lương hưu mà lấy bình quân lương tháng toàn bộ 2 thời gian công tác để tính. Từ đó họ hưởng lương rất thấp.

 Trong khi cả 2 người đều có thời gian công tác trong quân đội và quân hàm như nhau, có thời gian đóng BHXH bắt buộc sau này như nhau, thậm chí cương vị công tác và mức lương của người phục viên đảm nhiệm sau này có khi cao hơn nhiều so với cương vị và mức lương của người chuyển ngành. Và đây là bất cập không nhỏ trong thực hiện chế độ BHXH hiện nay, nhất là đối với những quân nhân tham gia kháng chiến, từng vào sinh ra tử phục viên trước ngày 15/12/1993, tiếp tục tham gia công tác đóng BHXH bắt buộc nhiều năm nữa.

Từ thực trạng nêu trên, thiết nghĩ cơ quan chức năng mà cụ thể ở đây là Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tư vấn, kiến nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi chính sách nhằm giải quyết hợp lý chế độ BHXH với đối tượng là quân nhân tham gia kháng chiến có từ 15 đến dưới 20 năm tuổi quân phục viên trước ngày 15/12/1999, tiếp tục đóng BHXH bắt buộc, để họ bớt thiệt thòi. Cho họ hưởng chế độ BHXH như đối tượng chuyển ngành là phù hợp nhất, bởi họ có quyền hưởng điều đó, bởi cách đây 27- 28 năm họ đã hưởng lương với hệ số 5.4 đến 6.0.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm