| Hotline: 0983.970.780

Bất ổn quốc tế không làm lu mờ các giao dịch nông sản

Thứ Bảy 05/02/2022 , 12:30 (GMT+7)

Trong bối cảnh bất ổn quốc tế, bao gồm căng thẳng tại Ukraine hoặc bán đảo Đài Loan, giới phân tích dự báo các mặt hàng nông sản vẫn sẽ sôi động.

Giá ngô thế giới được dự báo sẽ tăng do nhu cầu 'không thể đoán được' của Trung Quốc. Đồ họa: DTN

Giá ngô thế giới được dự báo sẽ tăng do nhu cầu "không thể đoán được" của Trung Quốc. Đồ họa: DTN

Theo các chuyên gia phân tích, cơn sốt thúc đẩy xe điện có thể tác động tiêu cực đến nhu cầu ethanol, tuy nhiên điều đó lại được bù đắp bởi thị trường nhiên liệu tái tạo đang phát triển. Và chính điểm này có thể sẽ tác động tích cực đến nền nông nghiệp thế giới.

Trong một cuộc họp mới đây, ông Kent Beadle, giám đốc hãng môi giới kiêm tư vấn rủi ro CHS Hedging & AgSurion (Mỹ), giải thích: “Việc hao hụt ethanol theo thời gian là điều khiến nông dân rất quan tâm và lo lắng, tuy nhiên câu chuyện về động cơ diesel tái tạo là điều mang lại cho họ rất nhiều hy vọng mới”.

Theo ông Beadle, bất chấp các yếu tố địa chính trị đang nổi cộm như tình hình căng thẳng tại Nga và Ukraine hay một số quan ngại Trung Quốc có thể sáp nhập eo biển Đài Loan ngay sau Thế vận hội Mùa đông Olympic Bắc Kinh, tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản vẫn rất khả quan.

Thậm chí ngay cả điều này, ông Beadle và những doanh nhân khác trong ngành cũng đang tự vấn: "Điều đó có ảnh hưởng đến xuất khẩu của chúng tôi sang Trung Quốc trong dài hạn không?", ông Beadle cho hay.

Hiện chưa có câu trả lời chắc chắn về hai điểm nóng lớn này trên thế giới nhưng những người nông dân cũng được khuyến cáo nên chú ý theo dõi và xem mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào.

“Mặc dù giá phân bón rất đắt nhưng chúng tôi nhận thấy việc phản ứng với nó thời gian qua đang khiến các nhà sản xuất phân bón trên khắp thế giới đang tìm cách giảm giá xuống”, ông Beadle lưu ý và cảm nhận giá nông sản vào thời điểm này đang rất tốt và mang lại lợi nhuận tốt cho nông dân, đặc biệt là các mùa vụ ngô sắp tới.

Đậu tương cũng là một mặt hàng nông sản có nhiều thế mạnh thị trường. Ảnh: Getty 

Đậu tương cũng là một mặt hàng nông sản có nhiều thế mạnh thị trường. Ảnh: Getty 

Trong một diễn biến liên quan, hôm thứ Năm (3/2), Trung Quốc bất ngờ hủy kèo mua 12,3 triệu tấn ngô của Mỹ- động thái ngay lập tức làm dấy lên nhiều câu hỏi.

Trong bài bình luận ngay sau đó, nhà phân tích cao cấp của DTN Dana Mantini đã viết: "Mặc dù Trung Quốc được cho là đã mua 12,3 triệu tấn (484 triệu giạ) ngô của Mỹ, nhưng khoảng 80% khối lượng hiện vẫn chưa được vận chuyển".

Động thái mới được loan đi sau khi các nhà xuất khẩu tư nhân của Mỹ thông báo hủy bán 380.000 tấn ngô (14,96 triệu giạ) để giao cho Trung Quốc trong năm tiếp thị 2021-22. Giá ngô giao tháng 3 kết thúc ngày giảm thứ năm ở mức 3/4 cent là 6,16 3/4 USD, nhưng vẫn ở mức cao hơn mức trung bình so với 20 ngày trước đó.

Trước đó một ngày, báo cáo doanh số xuất khẩu hàng tuần của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy Trung Quốc đã mua 490 triệu giạ (mb) ngô từ Mỹ, gần 137 triệu giạ đã được vận chuyển. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu khối lượng lớn ngô của Mỹ từ tháng 5 năm 2021 khi giá ngô giao ngay dao động trong khoảng từ 6 đến 7,75 USD/ giạ (30kg), mức cao nhất trong vòng 8 năm.

Vào thời điểm đó, vụ ngô thứ hai của Brazil đang gặp hạn hán và loại hình thiên tai này cũng gây ra mối lo ngại ở Vành đai ngô phía tây bắc Hoa Kỳ. Chính vì vậy việc thu mua ồ ạt nông sản của Trung Quốc là điều dễ hiểu, ngay cả ở mức cao ngất ngưởng đó.

Tính đến cuối tháng 5/2021, Trung Quốc đã mua 423 triệu giạ ngô của Mỹ. Tuy nhiên trong những tháng sau đó, Bắc Kinh gần như “giữ im lặng” đối với thị trường ngô Mỹ, khi chỉ mua thêm 67 triệu giạ vào ngày 27 tháng 1 năm 2022, bất chấp việc Mỹ đã bội thu 15.115 tỷ giạ ngô vào vụ thu năm 2021, vụ ngô lớn nhất được ghi nhận.

Ngoài ra một nhà xuất khẩu ngô lớn khác cũng có một vụ mùa ngô bội thu trong năm 2021 là Ukraine, theo USDA ước tính đạt 42 triệu tấn, tăng 39% so với năm trước đó và đưa nước này trở thành nhà xuất khẩu ngô lớn thứ tư thế giới.

Theo giới phân tích, rất khó có thể trả lời được Trung Quốc thực sự cần bao nhiêu ngô cho dù theo tính toán của USDA, sản lượng ngô của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm khoảng 844 triệu giạ so với nhu cầu trong niên vụ 2021-22. Một báo cáo từ tùy viên của USDA tại Bắc Kinh, ngày 28 tháng 1 năm 2022 cho biết, sản lượng hiện đã thu hẹp xuống chỉ còn 726 triệu giạ.

Một nguồn tin khác của USDA cho biết, Trung Quốc đang dự trữ tới 8,28 tỷ giạ ngô  và không thể giải thích tại sao họ còn mua tới 845 triệu giạ nữa từ Mỹ trong giai đoạn 2020-21. Bảng báo giá ngô tháng 5 mới nhất từ ​​sàn giao dịch Đại Liên của Trung Quốc cho biết, giá ngô đã đạt mức 11,06 USD/giạ, mức giá giao ngay cao nhất trên sàn Đại Liên trong 7 tháng qua. Điều này cho thấy, Trung Quốc vẫn là một nước tiêu thụ ngô tích cực.

Theo giới quan sát, rất có thể Trung Quốc sẽ tiếp tục hủy mua thêm ngô của Mỹ để trả đũa và thay thế bằng các đợt mua mặt hàng này từ Ukraine. Và có một điều trùng hợp là việc thông báo hủy bỏ mua hàng hôm thứ Năm của Trung Quốc được đưa ra khi Thế vận hội Mùa đông đang chuẩn bị bắt đầu tại Bắc Kinh mà không có phái đoàn chính thức nào của Mỹ tham dự.

(DL; DTN)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm