| Hotline: 0983.970.780

Muốn xuất khẩu thịt phải xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Thứ Ba 25/07/2023 , 16:46 (GMT+7)

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh là điều kiện đầu tiên, xuyên suốt nếu Việt Nam muốn xuất khẩu thịt và các sản phẩm chăn nuôi.

Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) thông tin, cả nước hiện có trên 2.400 cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh tại 57 tỉnh, thành phố được chứng nhận an toàn dịch bệnh. Ảnh: TQ.

Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) thông tin, cả nước hiện có trên 2.400 cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh tại 57 tỉnh, thành phố được chứng nhận an toàn dịch bệnh. Ảnh: TQ.

Sáng 25/7, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Báo Nông ngày nay/Dân Việt, Tập đoàn De Heus tổ chức Tọa đàm “Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, thúc đẩy chế biến, xuất khẩu thịt và sản phẩm chăn nuôi”.

Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) thông tin, 6 tháng đầu năm 2023, các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đều giảm, hiện cả nước không có ổ dịch lở mồm long móng.

Tất cả những ổ dịch cúm gia cầm đều được tiêu hủy và không có ổ dịch nào đang hiện hành. Thậm chí, đối với bệnh viêm da nổi cục, chúng ta đã bước đầu nghiên cứu thành công vacxin.

Đến thời điểm hiện tại, chỉ có 2 xã trên cả nước có bệnh viêm da nổi cục. Đối với dịch tả lợn Châu Phi, có 40 xã có ổ dịch chưa qua 21 ngày.

Cục Thú y trong thời gian qua đã phối hợp cùng các địa phương, doanh nghiệp xây dựng được 1 vùng và 235 cơ sở an toàn dịch bệnh. Cụ thể, vùng cấp huyện và 93 cơ sở an toàn dịch bệnh trên gia cầm, 130 cơ sở an toàn dịch bệnh trên lợn, 12 cơ sở trên gia súc khác.

Như vậy, đến nay cả nước có hơn 2.400 cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh tại 57 tỉnh, thành phố được chứng nhận an toàn dịch bệnh. Trong đó, có 1 vùng cấp tỉnh, 38 vùng cấp huyện, 228 vùng cấp xã và gần 2.200 cơ sở. Phân loại theo loài có hơn 1.000 cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh trên gia cầm, hơn 1.300 cơ sở, vùng trên gia súc và 47 vùng bệnh dại.

Cục Thú y thời gian tới tiếp tục hỗ trợ các các địa phương, doanh nghiệp xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm. Mục tiêu của ngành là xây dựng thành công các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) tại vùng Đông Nam Bộ.  

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Phó Trưởng phòng Khuyến nông chăn nuôi và thú y (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) cho biết, từ năm 2016, Trung tâm đã xây dựng những mô hình thí điểm về xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh trên lợn và gia cầm ở 5 tỉnh vùng Đông Nam Bộ và 3 tỉnh Đồng bằng sông Hồng.

Thông qua các hoạt động tập huấn, đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình, Trung tâm đã hỗ trợ công nhận 188 mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Sau khi thực hiện thành công các mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và 1 tỉnh miền Trung là Thanh Hoá.

Bộ NN-PTNT đã phê duyệt cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và 1 tỉnh miền Trung là Thanh Hoá. Ảnh: TQ.

Bộ NN-PTNT đã phê duyệt cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và 1 tỉnh miền Trung là Thanh Hoá. Ảnh: TQ.

Chia sẻ về các giải pháp quan trọng để bảo vệ đàn vật nuôi trước dịch bệnh, cũng như kinh nghiệm xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi khép kín, hướng tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, ông Nguyễn Quang Hiếu, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH De Heus Việt Nam nhấn mạnh, chăn nuôi của Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức, trong đó có hai rủi ro lớn nhất là giá cả và dịch bệnh.

Giá cả chăn nuôi biến động liên tục theo thị trường nên chúng ta không thể can thiệp, còn rủi ro do dịch bệnh chủ yếu đến từ khâu chăm sóc, quản lý. Chúng ta kiểm soát được dịch bệnh, tuy nhiên nếu để xảy ra dịch bệnh thì việc khôi phục sản xuất chăn nuôi rất khó khăn, kéo theo là rủi ro do mầm bệnh để lại trong môi trường rất lớn.

Trước thực tế đó, ngay từ ban đầu, công ty đã xác định phải chú trọng kiểm soát dịch bệnh, coi đây là yếu tố then chốt quyết định đến thành công trong đầu tư chăn nuôi của mình. Trong đó, tập trung vào các yếu tố như kiểm soát dịch bệnh cho đàn giống.

Quy hoạch các tổ hợp chăn nuôi một cách khoa học nhằm giảm thiểu lây nhiễm bệnh từ nhóm vật nuôi này sang nhóm vật nuôi khác. Áp dụng công nghệ hiện đại để giảm rủi ro như tự động hóa, dùng silo trong bảo quản thức ăn, giảm bao bì ni lông, vận chuyển giảm rủi ro lây bệnh…

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH De Heus Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi khép kín, hướng tới xuất khẩu của doanh nghiệp. Ảnh: TQ. 

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH De Heus Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi khép kín, hướng tới xuất khẩu của doanh nghiệp. Ảnh: TQ. 

Cũng theo ông Hiếu, việc xây dựng vùng đệm xung quanh vùng đạt an toàn dịch bệnh là rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm các loại mầm bệnh từ bên ngoài vào bên trong chuỗi sản xuất. Đối với vùng đệm 10km xung quanh cơ sở nuôi gà thương phẩm trong chuỗi liên kết của Công ty De Heus tại 7 tỉnh cùng Đông Nam Bộ.

Từ nay đến năm 2024, Công ty De Heus sẽ tổ chức thông tin, tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn cho ít nhất 50% số hộ, cơ sở, trang trại có nuôi gà trong vùng đệm. Thực hiện giám sát định kỳ để xác định được mức độ lưu hành các loại mầm bệnh theo quy định.

Tổ chức kiểm soát tốt, không để xảy ra các loại dịch bệnh. Xây dựng các huyện được Cục Thú y công nhận an toàn dịch bệnh…

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.