| Hotline: 0983.970.780

Bỏ phố ra bìa rừng trồng rau sạch thu hơn trăm triệu/tháng

Thứ Ba 19/11/2019 , 13:15 (GMT+7)

Xuất thân từ thành phố với công việc ổn định thu nhập cao, chị Hoàng Thị Mai đã lên vùng núi lập nghiệp với mô hình trồng rau sạch.

Với gần 3 ha mô hình rau sạch mang lại thu nhập cao cho chị Hoàng Thị Mai.

Bén duyên nông nghiệp

Hiện sản phẩm rau sạch của chị đã có mặt tại siêu thị, bàn ăn học sinh và nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên - Huế với cả tấn rau, quả xuất đi mỗi ngày.Ghé phường Hương Vân (TX. Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) hỏi “chị Mai "rau sạch” từ làng trên xóm dưới ai cũng biết. Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến được vườn rau rộng gần 3 ha của chị Hoàng Thị Mai (trú TP. Huế) lọt thỏm giữa cánh rừng bạch đàn mênh mông.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn rau, vừa đi chị Mai vừa kể: Bén duyên với nông nghiệp từ năm 2015, sau nhiều năm làm việc cho tổ chức phi chính phủ, trong quá trình làm việc chị được tiếp xúc với nhiều người trồng rau, hiểu được những trăn trở của người nông dân cộng với niềm đam mê trồng trọt từ nhỏ, chị đã quyết định chọn cho mình con đường lập nghiệp bằng nông nghiệp sạch.

“Thực phẩm bẩn là mối lo ngại cho bữa cơm gia đình và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thế hệ mai sau. Sau khi nghiên cứu nhu cầu của thị trường, tôi đã nẩy sinh ra ý tưởng trồng rau sạch. Hạ quyết tâm chọn mô hình trồng rau sạch để khởi nghiệp”, chị Mai kể lại.

Hệ thống trồng rau nhà lưới tránh côn trùng, sâu bọ.

Nghĩ là làm, sau khi thuê 3ha đất ở phường Hương Vân, tính toán kỹ lưỡng nên trồng cây gì dựa trên thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu địa phương; do mảnh đất đồi cát cằn cỗi, chị Mai phải bỏ cả 1 năm để vỡ hoang, cải tạo đất. Sau đó, bón phân chuồng, phân cá ủ hoai với chế phẩm vi sinh cho đất tốt rồi đánh luống và bắt đầu gieo giống.

“Chưa kể công cán, chi phí đầu tư giếng nước, hệ thống tưới ống bơm nước, phun tưới, mái che, nhà lưới… cũng ngót nghét gần 1 tỷ đồng”, chị Mai nhẩm tính.

Trải qua không ít gian truân vất vả, đến nay vườn rau nhà chị cũng đã cho ra những sản phẩm rau sạch với đủ các loại rau ăn lá, bầu, mướp, cà chua, dưa chuột… trong đó thành công nhất có thể kể đến là mô hình bí leo giàn.

Mỗi ngày chị Mai cung cấp đều đặn gần 1 tấn rau củ quả các loại cho các đầu mối như siêu thị BigC, bếp ăn công ty Scavi, sợi Phú Mai; hay, các nhà hàng khách sạn như Vinpearl, King BBQ cùng nhiều trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Doanh thu bình quân đạt hơn 100 triệu đồng/tháng.

Thành công với mô hình bí, mướp leo giàn.

Nhân rộng mô hình

Từ thành công ban đầu, để mở rộng phát triển sản xuất, thời gian tới chị Mai tiếp tục đưa vào trồng thêm nhiều giống mới. Nhưng theo chị, do sản xuất sạch, không hóa chất giá bán cao hơn nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng rất khó khăn; không thể bán một cách rộng rãi trên thị trường mà chỉ khu trú trong các cửa hàng bán lẻ.

Thế nhưng, với mong muốn tạo ra những sản phẩm rau có chất lượng, an toàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, mô hình trồng rau sạch của chị Mai đã mở ra hướng phát triển nông nghiệp sạch theo hướng bền vững ở Thừa Thiên – Huế.

Tất cả các vườn đều được trang bị mái che để phòng mưa, nắng hư cây giống.

Ông Châu Văn An, Chủ tịch UBND xã Hương Vân cho hay, chị Mai là gương sáng trong lao động, sản xuất với điển hình là mô hình trồng rau sạch. Xã đang tiếp tục tuyên truyền và triển khai tới người nông dân, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất theo mô hình này.

Ông Lê Hoài Nam, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX. Hương Trà đánh giá: Mô hình của chị Mai hướng đến một nền sản xuất hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, tạo ra những sản phẩm an toàn đảm bảo chất lượng cung cấp nhu cầu thị trường, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Hiện, thị xã cũng đang cho thí điểm để nhận rộng ra các phường, xã khác.

Khu vực ủ phân hữu cơ chủ yếu là từ rơm rạ, phân chuồng.

 

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.