| Hotline: 0983.970.780

Bón phân BM nâng năng suất sầu riêng

Thứ Tư 11/12/2019 , 11:10 (GMT+7)

Theo GS.TS Trần Văn Hậu, Khoa Nông nghiệp (ĐH Cần Thơ), sau thu hoạch cây sầu riêng rất “mệt” do mất nhiều dinh dưỡng để nuôi trái, cần có thời gian hồi phục để chuẩn bị cho những mùa vụ mới.

09-17-17_nh_1_de_cy_su_rieng_r_dot_thi_trong_bon_ty_le_dm_v_ln_co_kli_vu_phi
Để cây sầu riêng ra đọt thì trong bón tỷ lệ đạm và lân cao, kali vừa phải.

Sầu riêng là cây ra trái trên thân, trên cành nên việc tạo tán phải được lưu ý chăm sóc cẩn thận. Nếu cây bị chết cành thì sẽ giảm năng suất. Vì vậy, bà con cần tỉa trái để cây ở mức năng suất vừa phải, tránh bị suy kiệt quá mức, không bị khô cành và ăn trái lâu dài. Nếu cây cho nhiều trái thì bộ rễ hoạt động rất kém, cây khó hấp thu dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt khó phục hồi.

Để phục hồi khả năng cho trái ở vụ sau thì bà con phải cắt tỉa cành, kích thích cho ra cơi đọt mới. Nếu tán cây bị suy thì tùy theo mức độ mà kích thích cho ra đọt một hay hai lần, thậm chí nếu cây suy quá thì phải cho ra ba lần đọt. Để cây ra đọt thì bón tỷ lệ đạm và lân cao, kali vừa phải đảm bảo cân bằng.

Sau khi thu hoạch bà con bón phân hữu cơ để cải tạo đất tơi xốp. Nếu có nấm Tricoderma kết hợp tiêu diệt các tuyến trùng trong đất thì hiệu quả hơn. Do phân hữu cơ hàm lượng dinh dưỡng rất thấp nên phải bón lượng lớn mới đầy đủ được lượng dinh dưỡng. Nên bón vôi để điều chỉnh độ pH của đất và tiêu diệt mầm bệnh trong đất.  Sau đó mới bón phân vô cơ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Chú ý dùng phân bón có thêm Magiê (Mg), có tác dụng giảm sượng trái.

Theo đại diện Công ty Behn Meyer Agricare Việt Nam, quá trình chăm sóc cây sầu riêng bao gồm 4 giai đoạn: Sau thu hoạch, làm đọt, dưỡng hoa, nuôi trái.

Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành khô, rậm… để đảm bảo cơi tược đều và mạnh hơn. Sau đó, khoảng 10 ngày tiến hành làm tơi đất dưới mô, tiến hành bón vôi, bón hữu cơ Growel 3-3-3, tùy theo tuổi cây mà bón từ 3 - 6kg phân.

Sau khi bón hữu cơ thì phun Hakaphos 30-10-10+TE để kích đọt, đồng thời bón phân dòng Entec 25-15, giúp tái tạo bộ rễ. Sau đó, khoảng 20 ngày bón tiếp Entec 20-10-10 giúp cây nối đọt, phun thêm Hakaphos 30-10-10+TE. Đa số bà con ở miền Tây thường để cây ra ba cơi đọt. Miền Đông và Tây Nguyên thì thường để hai cơi đọt. Ở cơi đọt đầu tiên có thể bón hữu cơ đến cơi thứ hai không nên bón hữu cơ. 

Cuối cơi một, bón dòng phân của Behn Meyer như: Entec 12-12-17 +2MgO+ 8S+TE hoặc Nitrophoska Green, phun thêm trên đọt Hakaphos 12-32-14+TE  khoảng 300g/100 lít nước để cây già đọt đều.

09-17-17_nh_2_bon_phn_bm_giup_su_rieng_dt_nng_sut_co
Bón phân BM giúp sầu riêng đạt năng suất cao.

Cơi đọt thứ hai, bón dòng phân Nitrophoska Green và khi đọt có hai lá mầm thì tiến hành bón thêm lân để phân hóa mầm hoa. Kích thích tạo mầm bằng công thức có lân cao như Hakaphos 12-32-14. Khi hoa được khoảng 35 ngày tuổi thì bón phân Nitrophoska Perfect 15-5-20+2MgO +8S+TE giúp cho già lá, cứng chóp ngọn. 

Thường sau khi sả nhị, phải quan tâm hỗ trợ dinh dưỡng cho bông. Đối với cây già thì nên cắt bỏ những bông cách thân chính khoảng 1 - 1,5m thì trái sẽ tròn đều, bóng đẹp hơn. Cây non sẽ cắt bỏ hoa cách thân 1 gang tay để cây không bị quằng khi trái lớn. Chúc bà con thành công!

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.