| Hotline: 0983.970.780

Bón phân cho cây dong riềng

Thứ Năm 01/12/2016 , 08:55 (GMT+7)

Dong riềng là cây dễ trồng nhưng thời gian sinh trưởng phát triển dài (10 - 12 tháng) nên lượng phân cung cấp cho cây đòi hỏi khá nhiều và cần bón rải và hợp lý theo từng đợt sẽ cho năng suất cao.

Là loại cây lấy củ làm lương thực và chế biến thực phẩm nên dong riềng cần nhiều dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali và các nguyên tố trung, vi lượng khác.

- Củ dong riềng được phát triển từ thân ngầm, do vậy cần nhiều đạm không chỉ phát triển thân lá mà còn kích thích đẻ nhánh nhiều, tạo ra nhiều củ.

- Để bộ rễ khỏe, sinh trưởng mạnh ngay trên những chân đất khô khan, cằn cỗi, giúp cây cứng ít đổ gãy và it sâu bệnh… phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng lân, vôi, magie, silic…

- Để củ to, tăng hàm lượng tinh bột trong củ, giảm chất xơ vụn (bổi) trong quá trình chế biến đòi hỏi lượng kali nhiều. Kinh nghiệm của bà con xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, Hòa Bình bổ sung phân gà và trấu mục phủ gốc dong riềng, giúp củ to, chắc và nhiều bột.

Ngoài ra, để tăng hiệu qua sử dụng phân bón nên ưu tiên các loại phân không tan trong nước hoạc chậm tan để hạn chế hiện tượng rửa trôi, nhất là trên các vùng đất dốc.

Tham khảo kinh nghiệm bón phân cho cây dong riềng ở các tỉnh Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hòa Bình… cho thấy, để thâm canh đạt hiệu quả cao phải sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển và chăm sóc như sau:

1) Lượng phân bón lót cho 1 sào Bắc Bộ: Phân chuồng: 300 - 500kg, 25 - 30kg NPK 5:10:3 Văn Điển dạng viên chuyên bón lót; 35 - 50kg NPK 12:5:10 Văn Điển dạng viên chuyên bón thúc.

2) Cách bón:

- Bón lót: Cuốc hốc sâu 20 - 25cm, rải phân NPK 5:10:3 và phân chuồng ủ mục, lấp đất rồi đặt củ giống. Lấp đất giữ ẩm cho cây mọc nhanh.

Lưu ý: Không nên bón lót bằng phân đạm, không được đặt củ giống trực tiếp lên trên phân hoặc bón phân sát củ giống, phòng gặp mưa dễ làm thối củ giống hoặc chết cây con.

Phân thúc chia làm 2 lần bón:

+ Lần 1: Sau khi cây mọc 30 ngày, bón 20 - 25kg NPK/sào nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh. Rải phân quanh gốc, cách củ 7 - 10cm.

+ Lần 2: Sau trồng 4 tháng khi khóm dong riềng đã to; bón 20 - 25kg/sào giúp cây sinh trưởng mạnh cho nhiều củ to. Bón vào khe giữa 2 hàng. Để cây không bị đổ, gẫy và cho nhiều củ, củ to cần phải vun gốc cho cây, vun ngay sau mỗi lần bón thúc.

- Sau mỗi lần vun, nếu có mùn rác mục hoặc trấu thì phủ vào gốc cây vừa giữ ẩm vừa giúp cho củ to và năng suất cao.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.