| Hotline: 0983.970.780

Buông lỏng quản lý vật liệu nổ

Thứ Hai 15/07/2013 , 09:55 (GMT+7)

Hai mỏ khai thác đá tại huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) bị kẻ gian đột nhập lấy đi hơn 4.000 kíp mìn và dây cháy chậm.

Hai mỏ khai thác đá tại huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) bị kẻ gian đột nhập lấy đi hơn 4.000 kíp mìn và dây cháy chậm.

Việc buông lỏng quản lý vật liệu nổ đang là vấn đề nổi cộm tại tỉnh Thái Nguyên. Đã có trường hợp kẻ gian sử dụng vật liệu nổ đánh sập nhà Giám đốc Công an tỉnh hay ném vào nhà dân nhưng không thể tìm ra thủ phạm.

Hiểm họa rình rập

Trên 4.000 nghìn chiếc kíp nổ điện và kíp nổ đốt được cấp cho 2 mỏ đá Đồi Trực và Đồng Luông đã bị kẻ gian cắt khóa lấy trộm. Đây thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan chức năng về việc buông lỏng quản lý vật liệu nổ cấp cho các mỏ đá.

Về nguyên tắc, kho chứa vật liệu nổ phải được xây dựng kiên cố và bảo vệ 24/24h, tuy nhiên tại hầu hết các mỏ khai thác khoáng sản, hiện nay công tác quản lý bảo vệ vật liệu nổ rất sơ sài, không có bảo vệ, không đảm bảo các yếu tố kĩ thuật cần thiết. Công tác bảo vệ kho vật liệu nổ ở mỏ đá Đồi Trực của Cty Phương Nhung là một điển hình cho sự thiếu trách nhiệm.

Kho thuốc, kíp nổ được xây trơ trọi sát vách núi, cách trụ sở và phòng bảo vệ của Cty gần trăm mét. Mặc dù kho được chia thành 2 ngăn riêng biệt, có cửa khóa nhưng xung quanh hoàn toàn không có rào chắn trong khi khu dân cư cũng chỉ ở cách kho chứa chừng 200 m.

Do bố trí kho mìn không hợp lí, không phân định rạch ròi ranh giới với khu dân cư nên kẻ gian dễ dàng đột nhập và lấy đi của Cty Phương Nhung hơn 3.000 kíp nổ.


Kho mìn tại  mỏ đá Đồng Luông được bảo vệ rất sơ sài

Nằm đối diện với Cty Phương Nhung, kho mìn ở mỏ đá Đồng Luông của Cty Minh Hiển cũng bị phá khóa, trộm mất trên 1.000 kíp nổ. Điều đáng nói ở đây là mặc dù bị mất cắp kíp mìn với số lượng lớn nhưng các nhân viên của cả hai Cty đều không thể xác định nổi khoảng thời gian xảy ra vụ trộm.

Trao đổi với phóng viên, thượng tá Nguyễn Quang Sơn, Trưởng Công an huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) cho biết, hiện trên địa bàn huyện Đồng Hỷ chỉ có 2 đơn vị khai thác đá thực hiện tốt những qui định về quản lý, sử dụng, bảo vệ vật liệu nổ gồm Cty Xi măng Quang Sơn và mỏ đá Núi Voi.

Ngoài ra, hầu hết các mỏ đá tư nhân đều tiết kiệm chi phí, không thực hiện triệt để các qui định, chính vì vậy mới xảy ra những vụ mất cắp kíp nổ, thuốc nổ… gây nguy hiểm cho xã hội.

Cũng theo ông Sơn, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã xảy ra nhiều vụ các đối tượng dùng thuốc nổ để trả thù, thanh toán ân oán hoặc đe dọa lẫn nhau. Năm 2012, do mâu thuẫn cá nhân có đối tượng đã dùng thuốc nổ ném vào nương chè của người cùng xóm để dằn mặt.

Có thể nói do quản lý thuốc nổ, kíp nổ lỏng lẻo nên việc sử dụng mìn để giải quyết mâu thuẫn đã trở nên phổ biến ở Thái Nguyên. Ngày 7/1/2012, nhà riêng của đại tá Nguyễn Như Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên bị ốp mìn tàn phá hoàn toàn phần trước của tầng 1.

Gần đây nhất, ngày 14/5/2013, do ghen tuông, anh Nguyễn Văn Long (1988) ở huyện Đại Từ đã ôm mìn để cùng chết với vợ là chị Đỗ Thị Nga (1990).

Kẽ hở quản lý

Theo ông Nguyễn Quang Sơn, trong việc cấp vật liệu nổ đã có những qui định khá chặt chẽ. Khi bàn giao thuốc nổ cho các đơn vị được cấp phép sử dụng, xe chở vật liệu nổ có cảnh sát hộ tống sẽ đưa đến tận kho. Nhưng thất thoát chủ yếu ở trong khâu sử dụng của các doanh nghiệp.

 Thứ nhất là do doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nên kho thuốc nổ thiết kế xây dựng chưa chắc chắn, không có bảo vệ trực thường xuyên. Thứ hai, theo qui định thì mỗi lần sử dụng thuốc nổ phải có biên bản giao nhận, nổ bao nhiêu thuốc phải có người giám sát nhưng trên thực tế các Cty đều không tuân thủ thậm chí kíp nổ bị mất mà cán bộ quản lý mỏ còn không biết.

Để thắt chặt quản lý, trước hết tỉnh Thái Nguyên cần phải có chế tài thật nghiêm xử lý, răn đe những đơn vị làm thất thoát vật liệu nổ. Bên cạnh đó, phải hạn chế tối đa lượng thuốc nổ, kíp nổ tồn kho của các doanh nghiệp.

Việc các doanh nghiệp khai thác đá lưu trữ tới hàng nghìn kíp nổ, vài trăm kg thuốc nổ trong kho là không cần thiết. Vì vậy, trước khi cấp vật liệu nổ cho doanh nghiệp, cơ quan chức năng cần có sự thẩm định và chỉ nên cấp theo nhu cầu sử dụng thực tế.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm