| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau có 43/82 xã và 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn

Thứ Ba 24/08/2021 , 09:35 (GMT+7)

Tỉnh Cà Mau có 43/82 số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), hai đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Quốc Việt.

Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Quốc Việt.

Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, bằng sự chủ động, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành tỉnh Cà Mau đã cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh. Đây là cơ sở thuận lợi để các hoạt động kinh tế xã hội duy trì và phát triển.

Ngoài dịch Covid-19, tỉnh Cà Mau cũng phải đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp trong thời gian qua tác động trực tiếp đến sản xuất của người dân. Nhờ linh hoạt trong công tác ứng phó đã giúp người dân phần nào yên tâm sản xuất.

Đến nay, trong xây dựng NTM toàn tỉnh Cà Mau có 70/82 xã đạt tiêu chí thu nhập (chiếm 85,4%); có 78/82 xã đạt tiêu chí hộ nghèo (chiếm 95,1%); có 82/82 xã đạt tiêu chí lao động có việc làm (đạt 100%); có 79/82 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất (chiếm 96,3%).

Ông Trần, Hồng Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kiểm tra điểm trưng bày sản phẩm OCOP tại UBND tỉnh. Ảnh: Quốc Việt.

Ông Trần, Hồng Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kiểm tra điểm trưng bày sản phẩm OCOP tại UBND tỉnh. Ảnh: Quốc Việt.

Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: Để có được kết quả trên là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân trong tỉnh. Ngay từ đầu năm 2021, tỉnh Cà Mau đã tập trung nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa chủ động phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là phát triển kinh tế hạ tầng xây dựng NTM.

Theo đó, trong quý II, toàn tỉnh Cà Mau đã xây dựng được trên 176km đường bê tông (tăng khoảng 155,36 km so với quý I), tương ứng giá trị thực hiện khoảng trên 131 tỷ đồng. Hiện tại, có 82/82 xã đã có đường ô tô về đến trung tâm xã, 50/82 xã đạt tiêu chí giao thông.

Chia sẻ về kế hoạch phát triển hạ tầng thủy lợi của tỉnh Cà Mau, ông Việt cho biết: Để chủ động trong công tác ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn tỉnh Cà Mau đã và đang triển khai các giải pháp. Chuẩn bị các thủ tục cần thiết để tập trung nguồn lực cho công tác nạo vét khơi thông dòng chảy. Xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ đời sống dân sinh và phát triển sản xuất. Đến nay, có 82/82 xã đạt tiêu chí về thủy lợi (đạt 100%).

Đánh bắt thủy sản luôn là thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau. Ảnh: Quốc Việt.

Đánh bắt thủy sản luôn là thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau. Ảnh: Quốc Việt.

Bên cạnh đó, việc phát triển điện nông thôn cũng được địa phương đặc biệt quan tâm. Đến nay có 82/82 xã và 100% các ấp có điện lưới quốc gia sử dụng. Về giáo dục, trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có 244/401 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 60,8%.

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn đã có 74/82 xã quy hoạch phát triển chợ nông thôn. Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế các xã chưa cần đầu tư xây dựng chợ theo quy hoạch mà đăng ký thực hiện cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo loại hình cơ sở bán lẻ khác. Đến nay, có 82/82 xã đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Trong đó, có 16 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn, 1 xã đạt tiêu chí siêu thị mini, 7 xã đạt tiêu chí cửa hàng tiện lợi.

Ông Huỳnh Quốc Việt cho biết: Tổng số tiêu chí toàn tỉnh Cà Mau đạt được đến tháng 6/2021 là 1.295 tiêu chí (bình quân đạt 15,8 tiêu chí/xã). Cụ thể, kết quả theo nhóm tiêu chí như sau: 43/82 xã đạt chuẩn NTM, 2/82 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí; 11/82 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 22/82 xã đạt từ 10-14 tiêu chí và 4/82 xã đạt từ 8-9 tiêu chí.

Tỉnh Cà Mau đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị thẩm định, xét công nhận thành phố Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2020. Riêng huyện Thới Bình đang tập trung để đạt chuẩn trong năm nay.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.