| Hotline: 0983.970.780

Cả xã “dài cổ” chờ sổ đỏ

Thứ Sáu 21/09/2012 , 09:59 (GMT+7)

Từ bao đời nay người dân xã Long Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) sống trên đất của mình mà cứ thấp thỏm như đi ở nhờ chỉ vì chưa được cấp sổ đỏ.

Mặc dù người dân xã Long Sơn sống qua bao nhiêu đời nhưng vẫn chưa có sổ đỏ

Từ bao đời nay người dân xã Long Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) sống trên đất của mình mà cứ thấp thỏm như đi ở nhờ chỉ vì họ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mặc dù đã làm đầy đủ các thủ tục từ mấy chục năm nay.

Để giải quyết những bức xúc của người dân, năm 1994 xã Long Sơn tiến hành làm hồ sơ đo đạc hiện trạng đất bao gồm đất ở, đất sản xuất, đất trồng rừng gửi lên cơ quan cơ quan chức năng cấp cho 700/1.700 hộ dân. Tuy nhiên, từ đó đến nay xã vẫn chưa cấp phát cho dân một tấm bìa đỏ nào, việc làm này khiến người dân rất bức xúc.

Dân thắc mắc thì xã nói do hồ sơ bị thất lạc nên không làm được, lên huyện hỏi thì huyện lại trả lời đang trong thời gian chuyển đổi đất đai. Theo cách trả lời này có vẻ như chính quyền đang cố tình ì ạch cấp sổ đỏ cho người dân xã Long Sơn. Vì đây không phải là lần đầu dân thắc mắc chuyện cả xã không có sổ đỏ mà cách đây mấy chục năm dân đã đề nghị xã làm sổ đỏ nhưng xã lại "ngâm” hồ sơ làm sổ đỏ quá lâu khiến dân không biết nguyên nhân tại sao. Đặc biệt là qua các cuộc tiếp xúc cử tri, dân đã đề xuất, kiến nghị nhưng đến nay người dân cứ phải “dài cổ”… ngồi chờ.

Các hộ dân xã Long Sơn bày tỏ, họ đã sống tại đây trong tình trạng không có giấy chứng nhận hợp pháp của Nhà nước về nhà ở nên đã gặp rất nhiều khó khăn cho các hộ dân trong quá trình thế chấp tài sản để vay vốn về làm ăn, kinh doanh, suốt mấy chục năm qua họ đã phải chạy vạy gõ cửa nhiều cơ quan chức năng của huyện Anh Sơn nhưng vẫn chưa có kết quả. Không có sổ đỏ, nhà rao bán rẻ vẫn không có người mua, thậm chí xây nhà trên đất của mình, giờ muốn chuyển nhượng đất lại cho các con cũng không biết phải làm cách nào?

Ông Phạm Bá Đồng, Chủ tịch UBND xã Long Sơn, cho biết: Hiện tất cả các hộ trong xã đều chưa có sổ đỏ, chúng tôi đang lập tổ công tác để điều tra lại quỹ đất được cấp cho các đối tượng để làm hồ sơ cấp sổ. Trước đây xã có làm được 700 sổ đỏ rồi, khi đưa về chưa kịp phát thì huyện bảo hủy do tiến hành xây dựng NTM phải đo đạc lại. Bây giờ xã đang bắt đầu tiến hành đo đạc để cấp cho tất cả các hộ trong xã nhưng cần phải có thời gian để đo đạc và cấp trên toàn địa bàn, cho nên các hộ vẫn phải đợi, xã cố gắng sẽ cấp hết cho các hộ.

Dù có nguyên nhân nào đi chăng nữa thì việc để người dân chờ sổ đỏ trong một thời gian dài là khó chấp nhận. Đề nghị chính quyền địa phương sớm giải quyết dứt điểm vấn đề nêu trên.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm