| Hotline: 0983.970.780

Các dự án do VATM làm chủ đầu tư thường xuyên không sát với thực tế, nhà thầu 'khổ' theo?

Thứ Sáu 01/02/2019 , 13:03 (GMT+7)

Hợp đồng đã thi công xong, nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Thế nhưng, chủ đầu tư là Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam vẫn chưa chịu thanh toán nốt số tiền hơn 10 tỷ đồng cho nhà thầu là Tổng công ty 36 khiến cho danh nghiệm này rơi vào cảnh khó khăn.

Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam

Tủn mủn đầu dự án

Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa ký Kết luận thanh tra số 144/KL - BGTVT về công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản và quản lý đầu tư, xây dựng tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM).

Cần phải nói thêm rằng, là một trong 3 trụ cột của ngành hàng không (vận tải và cảng hàng không), nhưng VATM lại khá kín tiếng với báo giới và công chúng.

VATM được thành lập vào năm 2010 trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - công ty con là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với 8 đơn vị trực thuộc và 1 công ty con.

Tổng công ty có vốn điều lệ 3.138,401 tỷ đồng này được giao nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công ích bảo đảm hoạt động bay cho tất cả các tàu bay dân dụng hoạt động tại các cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc, trên vùng trời thuộc chủ quyền Việt Nam và các vùng thông báo bay (FIR) do Việt Nam quản lý cùng các vùng không phận được ủy quyền hợp pháp khác.

Với 23 trang nội dung, Kết luận thanh tra số 144 đã phác thảo tương đối rõ “chân dung” của VATM, bao gồm cả những góc khuất ít được động chạm tới tại doanh nghiệp này.

Hạn chế đầu tiên của VATM được Thanh tra Bộ GTVT chỉ ra là công tác thực hiện kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Theo Kết luận thanh tra số 144, chỉ trong vòng 5 năm (2012 - 2017), VATM đã đầu tư xây dựng tới 222 dự án bằng nguồn vốn của đơn vị, với tổng mức đầu tư 6.096 tỷ đồng. Đây là số lượng dự án thậm chí còn vượt cả số công trình mà Bộ GTVT triển khai trong cùng thời điểm. Tuy nhiên, bình quân mỗi dự án có tổng mức đầu tư vỏn vẹn khoảng 27,4 tỷ đồng đã cho thấy tính chất manh mún, dàn trải trong hoạt động đầu tư của VATM.

Thanh tra Bộ GTVT cho biết, việc lập kế hoạch đầu tư một số dự án do VATM làm chủ đầu tư thường xuyên không sát với thực tế. Cụ thể, năm 2016, giá trị giải ngân các dự án của VATM rất thấp, chỉ đạt 196/593 tỷ đồng, bằng 33% kế hoạch được phê duyệt, trong đó có 3/114 dự án giá trị giải ngân lớn hơn kế hoạch vốn; 31/114 dự án có kế hoạch vốn nhưng không giải ngân với giá trị 39,683/421,67 tỷ đồng; 12/114 dự án khi chưa có kế hoạch vốn, nhưng vẫn giải ngân với giá trị 30,286/421,67 tỷ đồng.

Năm 2017, giá trị giải ngân vốn đầu tư của VATM có khá hơn, nhưng cũng chỉ đạt 236/334 tỷ đồng bằng 71% kế hoạch, trong đó có 12/141 dự án giá trị giải ngân lớn hơn kế hoạch vốn; 36/141 dự án có kế hoạch vốn, nhưng không giải ngân với giá trị 38,774/334,545 tỷ đồng; có 14/141 dự án khi chưa có kế hoạch vốn, nhưng vẫn giải ngân với giá trị 14,018 tỷ đồng/334,545 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2018, VATM thực hiện giải ngân 193,67/574 tỷ đồng đạt 39,98% kế hoạch được phê duyệt...

Nhà thầu 'vạ lây'

Những ngày cuối năm 2018, khi người dân cả nước đang hối hả đi sắm tết thì cũng là lúc Ban lãnh đạo Tổng công ty 36 đang tất tưởi thu hồi công nợ để lo cho cuộc sống của cán bộ công nhân viên. Trong đó, có những khoản công nợ khó đòi như khoản nợ hơn 10 tỷ mà Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã cố tình chây ỳ không chịu trả từ 3 năm trước. Đại diện Tổng công ty 36 cho biết, ngày 18-1-2012 công ty có ký Hợp đồng số 123/HĐ-QLB với Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam về việc thi công xây dựng khu nhà ATCC/HAN và các công trình phụ trợ thuộc Dự án Trung tâm kiểm soát không lưu Hà Nội. Công ty đã hoàn thiện tất cả các điều khoản trong hợp đồng từ năm 2015. Công trình đã  được Thanh tra của Bộ Giao thông thanh tra và kết luận không có vấn đề gì. Theo đúng nguyên tắc của hợp đồng thì Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam phải thanh toán tiền cho Tổng công ty 36 vào thời điểm năm 2015. Thế nhưng, đến thời điểm này Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam vẫn chưa thanh toán nốt khoản cộng nợ hơn 10 tỷ cho chúng tôi. Việc  chây ì trả nợ này đã diễn ra từ nhiều năm nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh và đời sống của cán bộ, nhân viên trong công ty

Tại Biên bản đối chiếu công nợ ngày 30-6-2018, do Trưởng phòng Tài chính Ngô Thị Quỳnh Hà, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam ký và đóng dấu cũng đã xác nhận, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam còn nợ Tổng công ty 36 số tiền 10.956914.884 đồng. Bản xác nhận công nợ ngày 30-1-2019, cũng do bà Hà Ký và đóng dấu cũng đã xác nhận chủ đầu tư là Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam  còn nợ Tổng công ty 36 số tiền 10.956914.884 đồng.

Trước những thông tin trên, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Đoàn Hữu Gia, Tổng giám đốc,Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam và được ông cho biết, thông tin công ty chúng tôi đang nợ Tổng công ty 36 số tiền 10.956914.884 đồng là chính xác. Theo như hợp đồng, sau khi nghiệm thu chủ đầu tư sẽ thanh toán 95% giá trị dư án. 5% còn lại sẽ thanh toán sau khi quyết toán xong. Năm 2015, công trình trên đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Theo như cam kết, chúng tôi đã thanh toán 95% giá trị hợp đồng . Tuy nhiên, do chưa quyết toán xong nên chúng tôi vẫn còn nợ lại Tổng công ty 36 khoảng hơn 10 tỉ đồng. Trước câu hỏi của phóng viên về việc, một dự án đã đi vào hoạt động gần 4 năm, đã được thanh tra, kiểm toán, nghiệm thu đều không có vấn đề gì tại sao vẫn chưa được quyết toán? ông Gia cho biết, còn một số chi tiết lặt vặt, nhiều khi Kiểm toán Nhà nước kiểm toán rồi chúng tôi vẫn phải kiểm tra lại. Dự kiến hết quý I năm 2019 chúng tôi sẽ quyết toán xong và thanh toán cho Tổng công ty 36.

Tập thể cán bộ, công nhân viên Tổng công ty 36 cho rằng, việc quyết toán là của nội bộ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. Việc thanh toán tiền phải được thực hiện theo đúng hợp đồng và quy định của nhà nước. Đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý vấn đề nêu trên. Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh vấn đề này trong những số báo tiếp theo./.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất