| Hotline: 0983.970.780

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Thứ Ba 26/04/2022 , 14:26 (GMT+7)

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

Ông Zeb Hogan (giữa) và các nhà nghiên cứu bên một cá thể cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong. Ảnh: University of Nevada

Ông Zeb Hogan (giữa) và các nhà nghiên cứu bên một cá thể cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong. Ảnh: University of Nevada

Trong một tuyên bố mới nhất, nhóm nghiên cứu quốc tế dự kiến sẽ có hành trình làm việc đến hết ngày 27 tháng 4 năm 2022 để khám phá độ sâu 250 feet, tương đương 76,2 mét dưới bề mặt sông Mekong.

Theo các nhà khoa học của Đại học Nevada: “Các vùng nước sâu thường là những khu vực quan trọng đối với nghề cá, đồng thời còn là sinh kế của ngư dân địa phương. Tuy nhiên những lưu vực này giờ đây có thể là nơi trú ẩn cuối cùng của loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới là cá tra dầu (Pangasianodon gigas) và cá heo đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá tra dầu là loài cá nước ngọt đặc hữu ở khu vực Đông Nam Á, chúng có thể phát triển tới chiều dài hơn 3 m và nặng tới 350 kg hiện đều được liệt vào danh mục “cực kỳ nguy cấp" trong Sách Đỏ IUCN của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Cận cảnh con cá chép hai mặt hiếm gặp trên sông Mekong. Ảnh: WTF

Cận cảnh con cá chép hai mặt hiếm gặp trên sông Mekong. Ảnh: WTF

Theo các chuyên gia thủy sản, bên cạnh những mối đe dọa từ nạn đánh bắt quá mức, việc xây dựng các con đập thủy điện trên sông Mekong nhiều chục năm vừa qua cũng làm gián đoạn môi trường sống và sinh sản của nhiều loài tôm cá, trong đó có cá tra dầu.

Zeb Hogan, nhà sinh vật học chuyên ngành cá, phụ trách dự án Kỳ quan sông Mekong do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã cùng với đồng nghiệp Sudeep Chandra tham gia chuyến thám hiểm.

“Chúng tôi đang có cuộc nghiên cứu sâu trong lòng sông Mekong- một thế giới khác hoàn toàn bí ẩn. Đó là một không gian tối đen như mực nhưng lại hết sức thú vị với những loài cá hiếm và lạ còn sót lại trên dòng Mekong như cá da trơn khổng lồ và cá đuối khổng lồ”, ông Hogan nói trong một tuyên bố.

Hiện hai nhà khoa học người Mỹ vẫn đang tiếp tục hành trình nghiên cứu, tiến về phía hạ lưu của một số vùng đất ngập nước Ramsar. Khu vực này cũng là nơi sinh sống của nhiều trong số hơn 1.000 loài cá của sông Mekong, bao gồm cá chép hai mặt kỳ dị, cá tra dầu khổng lồ và cá da trơn sọc, từng là nguồn thực phẩm quan trọng ở Campuchia.

“Thách thức lớn nhất sẽ là các chuyến lặn sâu xuống đáy. Các khu vực sâu nhất thậm chí còn nằm dưới cả mực nước biển với khung cảnh tối đen và im lặng, đôi khi nước có thể che khuất tầm nhìn bởi các vật thể lơ lửng”, ông Hogan nói.

Cá da trơn khổng lồ sông Mekong (tra dầu) bị đánh bắt ở miền bắc Thái Lan vào năm 2005. Ảnh: WWF

Cá da trơn khổng lồ sông Mekong (tra dầu) bị đánh bắt ở miền bắc Thái Lan vào năm 2005. Ảnh: WWF

Để cuộc thám hiểm được an toàn, nhóm nghiên cứu đã sử dụng tàu lặn không người lái được trang bị đèn và camera chuyên dụng để thu lại hết những âm thanh và hình ảnh. Để đánh giá môi trường, các thiết bị đo độ sâu, dòng chảy và lập bản đồ đáy sông và dòng chảy cũng đã được chuẩn bị đầy đủ.

Theo kế hoạch, các nhà khoa học sẽ lấy mẫu DNA môi trường để truy tìm dấu vết các loài quý hiếm hoặc chưa từng biết đến, và sau đó sẽ thiết lập một phép đo đạc từ xa để theo dõi sự di cư của các loài cá qua các khu vực nước sâu nhất.

“Tốc độ phát triển và xây dựng các con đập thủy điện ngày càng nhanh, cùng với tác động tích lũy của các tác nhân gây căng thẳng xuyên biên giới và ảnh hưởng, đe dọa của biến đổi khí hậu, cho thấy mối quan tâm chung của các nhà khoa học và người dân sinh sống ở vùng hạ lưu sông Mekong. Theo đó mối bận tâm chung đối với dòng sông, vốn là huyết mạch của phần lớn người dân các quốc gia Đông Nam Á, sẽ dần trở nên bị chia cắt đến mức mất đi các chức năng, và do đó không còn hỗ trợ cho sự đa dạng sinh học của hệ động thực vật hoang dã và hàng triệu người sống phụ thuộc vào nó”, ông Chandra chia sẻ.

(Kolotv)

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.