| Hotline: 0983.970.780

Các tỉnh phía Bắc gấp rút lấy nước đổ ải vụ đông xuân

Thứ Ba 21/01/2020 , 19:17 (GMT+7)

Trong ngày 21/1, các công trình thủy lợi cơ bản đủ điều kiện vận hành và đang được các đơn vị quản lý khai thác vận hành tối đa để lấy nước phục vụ sản xuất.

Nhiều địa phương tranh thủ bơm nước vào hệ thống thủy lợi, khi nước sông Hồng dâng cao. Ảnh: Minh Phúc

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, tính đến 17h ngày 21/1, dòng chảy hạ du hệ thống sông Hồng đã được nâng cao hơn so với ngày 20/1. Mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội tính đến 15h ngày 21/1 đạt trung bình 1,51m, cao nhất lúc 09h đạt 1,68 m.

Dự báo, dòng chảy sẽ tiếp tục được duy trì ở mức tương đối cao trong ngày 22/1, tại trạm Thủy văn Hà Nội đạt trung bình 1,71m, cao nhất đạt 1,95 m vào lúc 9h.

Dự báo mực nước theo thời gian thực (dự báo trước 48 giờ) tại các vị trí như cống Liên Mạc, cống Xuân Quan.

Trong ngày 21/1, các công trình thủy lợi cơ bản đủ điều kiện vận hành và đang được các đơn vị quản lý khai thác vận hành tối đa để lấy nước phục vụ sản xuất, trừ một số cống lấy nước gần biển ở Kim Sơn (Ninh Bình), Giao Thủy, Nghĩa Hưng (Nam Định),… có hiệu quả vận hành chưa tốt do độ mặn còn cao.

Dự báo, trong kỳ triều lên rạng sáng ngày 22/1, các cống này sẽ có hiệu quả vận hành tốt hơn.

Tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2019 - 2020 của 11 tỉnh, thành phố theo kế hoạch là 531.000 ha.

Thống kê của Tổng cục Thủy lợi cho thấy, tính đến 16h ngày 21/01/2020, diện tích có nước là 229.000 ha, đạt 43,1%, gồm: Hà Nam 79,8%; Nam Định 69,1%; Phú Thọ 67,4%; Ninh Bình 49,0%; Vĩnh Phúc 38,4%; Hà Nội 33,4%; Hải Dương 31,9%; Thái Bình 31,2%; Hải Phòng 28,3%; Hưng Yên 26,3%; Bắc Ninh 22,0%.

Trong đó, diện tích có nước tại một số địa phương ven biển tăng nhanh do một số cống vùng triều đã lấy được nước như: Hải Phòng (tăng 23,7%), Nam Định (tăng 6,4%).

Trước đó, Tổng cục Thủy lợi đã tổ chức đi kiểm tra công tác chuẩn bị lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2019-2020 tại tỉnh Hưng Yên (ngày 15/1/2020), tỉnh Nam Định (ngày 17/1/2020).

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 3] Chuyển đổi nghề để phát triển bền vững

Nhận thức phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không đợi hỗ trợ, nhiều ngư dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ các nghề tận diệt sang nghề thân thiện với môi trường.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất