| Hotline: 0983.970.780

Cách phòng trị rệp sáp trên cây tiêu

Thứ Hai 02/04/2012 , 10:29 (GMT+7)

Đối với các vườn tiêu lâu năm chăm sóc kém hay vườn mới trồng, nhưng không làm đất kỹ thì rệp sáp thường tấn công và gây hại nặng.

Hỏi: Vườn tiêu ở vùng chúng tôi thường bị rệp sáp gây hại nặng ở các gié bông, cuống lá, đặc biệt là vào thời gian nắng nóng chúng xuất hiện càng nhiều. Bà con đã phun rất nhiều loại thuốc và xịt rất nhiều lần nhưng vẫn không thấy hiệu quả. Xin cho biết cách nào để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do rệp sáp gây ra?

(Lê Văn Thắng, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, Bình Phước)

Trả lời: Rệp sáp giả (tên khoa học Pseudococcus sp) còn gọi là rệp bông hay rệp sáp phấn, là một trong các đối tượng sâu bệnh hại nghiêm trọng trên cây tiêu, đặc biệt là vào mùa khô nắng nóng là điều kiện tốt nhất cho rệp sáp phát sinh và gây hại mạnh.

Rệp sáp cái trưởng thành có hình bầu dục, không cánh, dài khoảng 2,5- 5 mm, ngang 2-3 mm, màu hồng, thân có phủ lớp sáp trắng, xung quanh thân có các tia sáp dài trắng xốp. Rệp đực trưởng thành nhỏ hơn rệp sáp cái, dài chỉ khoảng 1 mm, màu xám nhạt, có một đôi cánh mỏng. Rệp trưởng thành hầu như không di chuyển mà nhờ kiến cộng sinh mang đi từ nơi này sang nơi khác.

Rệp thích sống tập trung và chích hút dinh dưỡng ở các bộ phận non của cây như ở các ngọn non, cuống lá, gié bông, gié trái, kẽ cành và mặt dưới lá. Cây bị rệp chích hút làm sinh trưởng và phát triển kém, khô héo và rụng dần từng bộ phận như lá, hoa quả non. Đồng thời chất bài tiết của của rệp lại là nguồn thức ăn dồi dào của nấm bồ hóng, gây trở ngại khả năng quang hợp, làm giảm năng suất và chất lượng hạt tiêu.

Đối với các vườn tiêu lâu năm chăm sóc kém hay vườn mới trồng, nhưng không làm đất kỹ thì rệp sáp thường tấn công và gây hại nặng.

Muốn hạn chế tác hại của rệp sáp bà con nên áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

(Thông tin chi tiết mời quý vị độc giả theo dõi trên Báo NNVN số 66 ra ngày 2/4/2012)

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.