| Hotline: 0983.970.780

Cách xử lý hiện tượng cây có múi bị vàng lá, thối rễ

Thứ Sáu 31/05/2019 , 16:13 (GMT+7)

Bạn đọc Nguyễn Thị Trà My, xã Đức Hợp (huyện Kim Động, Hưng Yên) có gửi tới Báo NNVN về hiện tượng vườn cam của gia đình bị hiện tượng vàng lá, thối rễ.

Cụ thể, gia đình bạn Trà My có trồng cây cam Vinh, đến nay đã được 3 năm tuổi. Vườn cam được trồng trên đất đồng, nguồn gốc đất trước đây trồng lúa xong chuyển đổi cây trồng sang trồng cam. Hiện tại, vườn cam đang bị nghi mắc bệnh vàng lá thối rễ.

Cây cam bị hiện tượng vàng lá, thối rễ (ảnh do bạn đọc Trà My cung cấp)

Về quy trình chăm sóc trước khi cây bị bệnh vàng lá thối rễ: Tháng 11 năm trước, gia đình có đào khoanh vùng và chặt rễ của cây cam để ức chế cây ra hoa đậu quả và bón khoảng 10kg phân bò, gà/1 gốc cam. Sau đó hầu như không chăm sóc gì nhiều, chỉ bón phân đạm, lân, kali lượng nhỏ, phun phân bón lá, phun trừ sâu, bệnh trên cây cam.

Cách đây 2 tháng, trước khi phát hiện cây có biểu hiện vàng lá, gia đình có bón phân Yara (khoảng 10kg), sau đó khoảng 10 ngày thì cây có biểu hiện bị bệnh bệnh vàng lá, thối rễ.

Từ khi phát hiện cây bị bệnh đến nay, gia đình đã bón nhiều loại phân như: Tưới Ridomin, phân bón Đầu trâu…, cây có tiến triển xanh hơn nhưng không đáng kể, vẫn bị vàng lá non, lá nhỏ khít, cây bị chột, còi cọc hẳn, thiếu sức sống so với trước kia. Hiện vườn cam đang cho ra quả to bằng cái chén, dự kiến đến tháng 10-11/2019 sẽ thu hoạch.

Thông qua Báo NNVN, bạn Trà My mong muốn chuyên gia, nhà khoa học cho biết vườn cam bị bệnh gì, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

[video] bạn Trà My nói về hiện tượng thối rễ cây cam 
[video] bạn Trà My mô tả hiện tượng vàng lá của vườn cam 3 năm tuổi


Về hiện tượng cây có múi (trong đó có cây cam) bị vàng lá, thối rễ, Tiến sĩ Cao Văn Chí (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi - Viện Nghiên cứu Rau quả) trả lời như sau:

Nguyên nhân:

Sau những đợt mưa kéo dài, nắng nóng kéo dài, bộ rễ tơ của cây có múi bị tổn thương, bị nghẹn rễ. Sau đó bị nấm bệnh, tuyến trùng, nhóm rệp sáp hại rễ tấn công làm cho bộ rễ tơ cây ăn quả có múi bị thối, hỏng, không hút được nước và dinh dưỡng dẫn đến cây bị vàng lá, thối rễ.

Cách khắc phục:

* Đối với vườn bị vàng, thối rễ với mật độ thấp, cần thực hiện các bước sau:

- Cần thoát nước tốt sau các trận mưa.

- Cần tưới vườn đủ ẩm thường xuyên trong những ngày nắng nóng trở lại.

- Phun thuốc trừ nấm bệnh Alpine 80WG và Ridomil Gold 68WG lên cây ăn quả có múi và toàn bộ vùng đất trồng cây ăn quả có múi.

- Tưới thuốc trừ nhóm rệp sáp hại rễ Movento 150OD của công ty Bayer, tuyến trùng hại rễ Syngenta Tervigo của công ty Syngenta vào trong đất.

- Tưới phân kích rễ theo hình tán cây ăn quả có múi để bộ rễ tơ mới phát triển (có thể sử dụng phân bón TrimixDT Super Roots hoặc Trimix DT02 của công ty Điền Trang, Bioking, Đạm cá…).

- Sau đó tưới đủ ẩm thường xuyên trong những ngày nắng nóng, hanh khô và bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh và phân NPK tổng hợp hàng tháng thì sẽ khắc phục được hiện tượng nêu trên.

* Đối với vườn bị vàng lá, thối rễ với mật độ cao, cần thực hiện các bước sau:

- Tiêu hủy ngay những cây bị vàng lá, thối rễ nặng không có khả năng hồi phục ra khỏi vườn cây có múi, sau đó rắc vôi bột, tưới thuốc nấm, thuốc trừ rệp sáp và tuyến trùng vào khu vực cây bị tiêu hủy để khống chế nguồn bệnh, rệp sáp và tuyến trùng lây lan.

- Cần thoát nước tốt sau các trận mưa.

- Sới sáo nhẹ 5 - 10cm vùng đất bốn xung quanh tán cây ăn quả có múi.

- Cần tưới vườn đủ ẩm trong những ngày nắng nóng kéo dài.

- Tưới thuốc trừ nấm bệnh Alpine 80WG và Ridomil Gold 68WG; Tưới thuốc trừ nhóm rệp sáp hại rễ Movento 150OD của công ty Bayer, tuyến trùng hại rễ Syngenta Tervigo của công ty Syngenta theo khuyến cáo của nhà sản xuất 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày vào toàn bộ vùng đất trồng cây ăn quả có múi.

- Tưới phân kích rễ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tưới 1 lần/tuần, tưới theo hình tán cây ăn quả có múi để bộ rễ tơ mới phát triển (có thể sử dụng phân bón TrimixDT Super Roots hoặc Trimix DT02 của công ty Điền Trang, Bioking, Đạm cá).

- Sau đó tưới đủ ẩm thường xuyên trong những ngày nắng nóng, hanh khô và bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh + phân bón NPK tổng hợp hàng tháng thì sẽ khắc phục được hiện tượng nêu trên.

Chú ý: Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân hữu cơ và tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh hàng năm để làm giàu hệ thống vi sinh vật đất, đặc biệt các vi sinh vật đối kháng.

Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp xin gửi thông tin vào phần bình luận dưới bài viết hoặc gọi số HOTLINE: 036.902.4447

Xem thêm
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Doveco - Lá cờ đầu trong lĩnh vực chế biến nông sản

Từ thành công của nhà máy tại Ninh Bình và Gia Lai, Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) đã khai trương nhà máy thứ ba tại Sơn La vào tháng 5/2023.

Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm