| Hotline: 0983.970.780

Cần 'khai tử' ngay các cơ sở giáo dục, dạy nghề... vô tác dụng

Thứ Sáu 26/05/2017 , 08:26 (GMT+7)

 Trong những năm gần đây, không ít trường cao đẳng, trung cấp, các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) rơi vào cảnh vắng như chùa Bà Đanh. 

Nhiều cơ sở hướng nghiệp dạy nghề (HNDN) cả do tư tưởng thích thầy hơn thợ, cả do trình độ đào tạo nghề không tương xứng, giáo viên chỉ biết dạy lý thuyết, không giỏi thực hành, học viên sau khi ra trường không có việc làm nên ngày càng vắng bóng người học.

09-59-23_dsc08613
Trung tâm GDTX huyện Con Cuông (Nghệ An) nhiều năm nay gần như không có người học

Nếu như đầu những năm 80 của thế kỷ trước, các trung tâm GDTX lúc nào cũng chật cứng người học, thì cả chục năm nay rơi vào cảnh... sa mạc hóa. Có người đã đề nghị đổi tên “thường xuyên” thành “thi thoảng” bởi thi thoảng mới có lớp, có người đến trung tâm.  Điều đáng bàn là, các cơ sở không mở được lớp, không có người học tập, nhưng lương, phụ cấp và các chế độ văn phòng phẩm, sinh hoạt phí vẫn đến tháng nhận đủ, đều và chi hết ngân sách.

 Do không có học sinh, học viên nên cán bộ, giáo viên hàng ngày vẫn đến trung tâm, nhưng đến ngồi chơi hết buổi thì về, hết tháng nhận lương. Những người có ô, dù thì chạy khỏi các cơ sở này, người "thân cô, thế cô" thì chấp nhận ngồi chơi. Một giáo viên tại trung tâm GDTX đã bày tỏ tâm trạng: "Đã hơn chục năm nay, bọn em bị mang tiếng “mất dạy” vì không có học sinh. Biết ngồi chơi xơi nước là lãng phí, nhưng không còn cách nào khác. Trong khi các trường công lập, nhất là các huyện trung du, miền núi còn không tuyển sinh đủ học sinh vào lớp 10, bọn em lấy đâu ra người đến học".

Cũng trong cảnh như vậy, gần như tất cả các Trung tâm HNDN không có người đến học. Có giai đoạn do yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các huyện miền núi mở các lớp đan lát, dệt thổ cẩm, lấy cả hội viên hội phụ nữ, nông dân đến học, kinh phí thì Nhà nước cấp, nhưng học xong không biết làm gì, thổ cẩm sản xuất ra không có người mua đành giải tán, thành ra các cơ sở HNDN không còn người học.

Chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng chắc chắn cả nước hiện đang có hàng ngàn Trung tâm GDTX, HNDN, các trường trung cấp, cao đẳng không tuyển đủ học sinh, không có người đến học, gây lãng phí cả về đất đai nhà xưởng, kinh phí xây dựng trường lớp và ngân sách Nhà nước. Đây là điều không thể chấp nhận?!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm