| Hotline: 0983.970.780

Cần tháo nút thắt khâu giết mổ gia cầm

Thứ Năm 14/04/2016 , 14:10 (GMT+7)

Khó khăn lớn nhất hiện nay là số lượng cơ sở giết mổ vịt tập trung đang rất thiếu. Trước thời điểm xảy ra dịch cúm gia cầm năm 2003, người chăn nuôi vịt thịt có rất nhiều kênh để tiêu thụ, như các vựa vịt, lò giết mổ, chợ vịt lông tại địa phương, sạp tại chợ…

Vài năm gần đây, nghề chăn nuôi vịt thịt phát triển khá mạnh, nhất là ở vùng Đông Nam bộ đang nuôi khá nhiều vịt siêu nạc với quy mô lớn, tập trung.

Do hiệu quả cao, nhiều trang trại, hộ chăn nuôi chuyển từ nuôi gà công nghiệp sang nuôi vịt; nhiều địa phương còn mở rộng nghề nuôi vịt thịt trong vườn cao su. Chính vì thế, sản lượng vịt thịt xuất bán có thời điểm gấp vài ba lần so với những năm trước đây.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là số lượng cơ sở giết mổ vịt tập trung đang rất thiếu. Trước thời điểm xảy ra dịch cúm gia cầm năm 2003, người chăn nuôi vịt thịt có rất nhiều kênh để tiêu thụ, như các vựa vịt, lò giết mổ, chợ vịt lông tại địa phương, sạp tại chợ…

Nhưng sau năm 2003 dịch cúm gia cầm bùng phát, việc buôn bán tiêu thụ vịt thịt được siết chặt hơn để đảm bảo an toàn dịch bệnh, yêu cầu phải đưa về các cơ sở giết mổ được cấp phép.

Hiện một số tỉnh nuôi vịt quy mô lớn tại ĐBSCL phải đưa vịt về các cơ sở tại Long An dẫn đến hiện tượng “thắt cổ chai” ở khâu giết mổ, vịt lông xuất ra nhiều nhưng giết mổ không kịp, gây dồn ứ, tạo điều kiện cho một số khâu trung gian có thể làm giá, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Tính trung bình, mỗi con vịt từ người nuôi vận chuyển về đến vựa giết mổ mất tới 6.000 đồng, khiến giá thành mỗi con vịt bị đẩy lên cao, khó cạnh tranh.

Để tăng hiệu quả cho người chăn nuôi trực tiếp, ngành chăn nuôi và các địa phương cần sớm tháo gỡ nút thắt này. Cụ thể, cần quy hoạch, phát triển thêm các cơ sở giết mổ tại các địa phương, giảm khoảng cách vận chuyển vịt lông, tạo thông thoáng hơn cho các kênh tiêu thụ vịt lông cũng như các sản phẩm sau giết mổ; đồng thời có chính sách khuyến khích xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi để tạo đầu ra bền vững.

(Trung tâm VIGOVA, TP Hồ CHí Minh)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.