| Hotline: 0983.970.780

Càng gỡ càng rối

Thứ Ba 07/05/2019 , 13:10 (GMT+7)

Tình trạng khai thác, lấn chiếm và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ trái phép tại Ban quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Bắc Nghệ An căng thẳng đến mức cơ quan chuyên ngành phải “cậy nhờ” đến Tổng cục Lâm nghiệp phân giải. Thế nhưng mọi việc vẫn chưa được ngã ngũ...

09-45-51_1
An ninh rừng tại Quỳnh Lưu thực sự bất ổn

Ngày 14/2/2019, Chi cục Kiểm lâm (KL) Nghệ An đã làm công văn gửi Cục KL (Tổng cục Lâm nghiệp) với nội dung như sau: “Hộ ông Nguyễn Khắc Thông và Đào Duy Khánh (trú tại 2 xã Tân Thắng và Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu) đã được UBND huyện giao đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ theo Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 với thời hạn 50 năm (1 hộ có QĐ giao đất năm 1997, 1 hộ có khế ước giao đất năm 1995), từ đó đến nay gia đình tự đầu tư trồng và khai thác nhiều chu kỳ keo, không xảy ra tranh chấp, không bị cơ quan chức năng xử lý.

Năm 2007 UBND tỉnh Nghệ An thành lập BQL RPH Quỳnh Lưu (nay là BQL RPH Bắc Nghệ An), bao gồm diện tích của 2 hộ trên. Tuy nhiên chưa thực hiện công tác thu hồi, đền bù”.

Ngày 8/3, Cục KL đã ban hành công văn số 119/KL-ĐT phúc đáp: “Qua hơn 20 năm nhận đất, nhận rừng, diện tích 2 hộ đang trồng rừng vẫn thuộc loại rừng phòng hộ, do BQL RPH Bắc Nghệ An làm đại diện cho Nhà nước quản lý”.

09-45-51_2
Sai phạm của hộ ông Thông chưa được xử lý thấu đáo

BQL RPH Bắc Nghệ An với tư cách chủ rừng đã có công văn số 47/ BQLRPH làm rõ vấn đề này: Đối với hộ ông Khánh. Năm 1995 Hạt KL Quỳnh Lưu, đại diện UBND huyện Quỳnh Lưu tiến hành giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên trên diện tích 100ha cho ông Lô Văn Tưởng theo khế ước số 01/1995/KƯ-CP. Về sau ông Tưởng đã chuyển nhượng trái phép cho ông Khánh, có đất ông Khánh chuyển sang trồng keo.

Đối với hộ ông Thông (công dân thôn 1, xã Quỳnh Tân), năm 1994-1995 được Giám đốc dự án 327 (Lâm trường Quỳnh Lưu làm chủ đầu tư) ký hợp đồng khoán trồng 39,2ha rừng phòng hộ. Từ 1996 - 1998, ông Thông nhận khoán chăm sóc rừng phòng hộ theo dự án 327 và 661 với diện tích 39,2ha. Từ 1999 - 2005 tiếp tục nhận khoán bảo vệ rừng 39,2ha…

Sau khi xác minh lại, Chi cục KL Nghệ An cũng lên tiếng xác nhận: “Diện tích do ông Nguyễn Khắc Thông và Đào Duy Khánh khai thác do BQLRPH Bắc Nghệ An quản lý, thuộc quy hoạch rừng phòng hộ từ trước đến nay. Ông Thông nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng bảo vệ và đã được thanh lý hàng năm, ông Khánh (nhận chuyển nhượng trái phép từ ông Lô Văn Tưởng). 2 hộ tự ý khai thác mà không thực hiện các bước đúng trình tự, thủ tục theo quy định”.

Như vậy về tư cách pháp lý, BQLRPH Bắc Nghệ An là đơn vị được giao quản lý diện tích đất trên.

09-45-51_3
Nhiều diện tích rừng phòng hộ bị người dân tự ý chặt bỏ

Trở lại với hành vi 2 ông Thông và Khánh, 2 vụ việc có dấu hiệu vi phạm theo điều 243 - Bộ luật Hình sự 2015. Tính chất sai phạm của các hộ thực sự nghiêm trọng, lạ thay việc xử phạt mới dừng lại ở mức xử lý hành chính đơn thuần, động thái “giơ cao đánh khẽ” chính là tác nhân đẩy sự việc lên cao trào.

Bằng chứng, ban đầu ông Thông chỉ chặt phá hơn 0,1 ha keo, về sau (từ 8/1 - 20/1) không ngừng gia tăng tốc độ khai thác, qua đó nâng diện tích chặt phá trái phép lên 4,75ha. Chưa dừng lại, ông Thông còn tự ý đốt thực bì và lấn chiếm toàn bộ diện tích nói trên để tiếp tục trồng keo.

Viện dẫn lý do “lâm sản có nguồn gốc hợp pháp, là tải sản hợp pháp”, Cục KL đề nghị Chi cục KL Nghệ An xem xét, tiến hành xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 24 của Nghị định 157/2013/NĐ-CP với hình thức “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng”(?!). Việc cơ quan chức năng xử lý hành vi theo dạng “con voi chui lọt lỗ kim” khiến dư luận không khỏi hồ nghi, nghiêm trọng hơn sẽ kéo theo nguy cơ chảy máu rừng ồ ạt ngay tại khu vực xung yếu.

09-45-51_4
Hoặc xây dựng công trình trái phép
Trong số 4.915,21ha rừng và đất rừng phòng hộ của BQLRPH Bắc Nghệ An quản lý có trên 400 ha đất chưa có rừng bị người dân lấn chiếm để trồng cây nông nghiệp (mía, sắn, dứa, hương, bài...), đào ao nuôi tôm, xây dựng trang trại. Hơn 3.500/4.500ha còn lại được trồng theo các chương trình dự án 327, 661... nhưng đều bị các hộ tự ý khai thác và ngang nhiên lấn chiếm đất.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất