| Hotline: 0983.970.780

Cảnh báo nguy cơ rầy lưng trắng di trú theo gió bão vào đất liền

Thứ Ba 02/07/2019 , 20:40 (GMT+7)

Cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc giám sát rầy di trú theo gió bão để phòng, chống bệnh lùn sọc đen hại lúa.

Rầy lưng trắng là trung gian truyền bệnh lùn sọc đen hại lúa. Ảnh: Minh Phúc.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão đi vào Vịnh Bắc Bộ. Dự kiến rạng sáng ngày 04/7/2019 bão vào đất liền với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 11; vùng ảnh hưởng khả năng từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh.

Trước khi vào đất liền, áp thấp nhiệt đới sẽ đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) là nơi có nguồn rầy lưng trắng và nguồn bệnh lùn sọc đen nên khả năng đưa rầy lưng trắng mang nguồn bệnh vào Việt Nam là rất cao.

Trong khi đó, lúa Hè Thu và lúa Mùa ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu đang giai đoạn mạ - đẻ nhánh là giai đoạn rất mẫn cảm với bệnh.

Trước tình hình trên, để phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc, đặc biệt là các địa phương đã từng bị bệnh lùn sọc đen hại nặng khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật ở địa phương:

Rà soát để nắm chắc các diện tích mạ, lúa đã cấy theo từng giai đoạn sinh trưởng, nhất là ở các khu vực đã từng bị bệnh lùn sọc đen hại nặng để khoanh vùng khi chỉ đạo.

Theo dõi bẫy đèn, điều tra trên đồng ruộng để giám sát biến động mật độ rầy lưng trắng; thu mẫu rầy lưng trắng gửi giám định virus ngay trước và sau khi áp thấp nhiệt đới (hoặc bão) vào đất liền để kịp thời chỉ đạo phòng trừ sớm, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh lùn sọc đen gây ra.

Chỉ đạo phòng chống rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen hại lúa Hè Thu, lúa Mùa theo quy trình Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.