| Hotline: 0983.970.780

Cảnh báo nứt, sụt lún đất ở Đại Từ

Thứ Ba 22/05/2018 , 09:30 (GMT+7)

Những vết nứt lớn phát lộ trên mặt đất được ghi nhận từ đầu năm 2017. Từ đó đến nay, các vết nứt tiếp tục mở rộng, gây hoang mang cho người dân 4 xóm thuộc 3 xã của huyện Đại Từ (Thái Nguyên).

Những vết nứt khổng lồ

Các vết nứt nhỏ được phát hiện tại núi Tán (xóm 3, xã Cù Vân). Đến tháng 8/2017, một số vết nứt dài hơn 1.000m chạy dọc theo sườn núi Tán về phía nam (xã Hà Thượng). Vết nứt nhỏ rộng từ 20 - 30cm, dài 600 - 700m; vết nứt lớn rộng từ 1 - 1,5 m, dài khoảng 300 - 400m. Ngoài ra, diện tích đất rộng chừng 1.500m2 đã sụt xuống so với bề mặt từ 1- 1,5 m.

08-43-42_1
Những vết nứt, hố sụt tiếp tục mở rộng gây mất an toàn cho người và tài sản

Theo Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên, hiện tượng sụt lún đất, nứt đất tại núi Tán, xã Cù Vân gồm hệ thống các vết nứt phát triển chủ yếu theo phương đông bắc - tây nam, dọc theo đỉnh núi Tán. Trong đó, vết nứt lớn nhất dài khoảng 100m. Một phần diện tích đỉnh núi đã bị sụt lún, rộng chừng 6.000m2, một số vị trí lún sâu đến 2m.

Các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng đang sinh sống dưới chân núi Tán. Ở phần chân núi phía đông là các xóm 3, xóm 4 (xã Cù Vân), phần chân núi phía tây là các xóm Cẩm 1 (xã Phục Linh) và xóm 1 (xã Hà Thượng).

Ông Đặng Cương Quyết, Bí thư Đảng ủy xã Cù Vân cho biết, từ tháng 8/2017, xã đã nhận được tin báo của người dân về việc xuất hiện các vết nứt, sụt lún ở núi Tán. Sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng đã khảo sát, ghi nhận vụ việc nhưng vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân xảy ra tình trạng này.

Khu vực vết nứt tại thửa số 6, tờ bản đồ địa chính số 16, xã Cù Vân có diện tích 8,8ha của gia đình ông Nguyễn Văn Mạnh ở xóm 3, xã Cù Vân. Ông Mạnh cho biết, nơi đây chủ yếu trồng keo. Ngoài ra, các hộ dân 3 xã còn chăn thả trâu, bò, dê. Hiện tượng nứt, sụt lún đất bất thường khiến nhiều người dân lo ngại mất an toàn cho người và tài sản ở chân núi...
 

Nguyên nhân do đâu?

Cùng với việc kiểm tra, Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên cho biết, khu vực xảy ra sụt lún thuộc phạm vi cấp phép của mỏ than Làng Cẩm, thuộc Cty CP Gang thép Thái Nguyên quản lý, hiện đơn vị khai thác mỏ đang khai thác than hầm lò, các đường lò cách vị trí nứt đất gần nhất 230m và nằm trong diện tích được Cty này thuê đất.

Tiến hành kiểm tra hiện trạng, đối chiếu với bản đồ địa chất tỉnh Thái Nguyên, sơ bộ nhận định nguyên nhân gây sụt lún, nứt đất do ảnh hưởng của các hoạt động địa chất kiến tạo, các yếu tố liên quan như biến đổi khí hậu, hoạt động khai thác khoáng sản ở xung quanh.

Tuy nhiên, để có đủ cơ sở xác định chính xác nguyên nhân cần phải có đơn vị đủ năng lực nghiên cứu, điều tra, đánh giá cụ thể. BCH Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cũng đến kiểm tra, yêu cầu huyện Đại Từ bổ sung phương án ứng phó, theo dõi tình hình, cắm biển cảnh báo, yêu cầu người dân không đến gần nơi nứt đất, sụt lún...

08-43-42_2
Ảnh: V.B

Ghi nhận trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tình trạng sụt lún, nứt đất ảnh hưởng đến đời sống người dân do khai thác khoáng sản đã xảy ra tại nhiều nơi, như xã Phục Linh, Ký Phú, Yên Lãng, An Khánh... (huyện Đại Từ); xã Cây Thị, thị trấn Trại Cau (huyện Đồng Hỷ)... Đặc biệt, bài học về thảm họa sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ năm 2012 tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ vẫn còn đó.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm