| Hotline: 0983.970.780

Chấn động: ‘WHO cho biết đại dịch đã có thể ngăn ngừa được’

Thứ Năm 13/05/2021 , 10:38 (GMT+7)

Một ủy ban độc lập cho biết đại dịch Covid-19 có thể đã tránh được nếu các nhà lãnh đạo thế giới hành động thích hợp và WHO biết rõ điều này.

Số ca nhiễm đại dịch Covid-19 mới và tử vong ở Ấn Độ vẫn chưa hề suy giảm. Ảnh: AFP

Số ca nhiễm đại dịch Covid-19 mới và tử vong ở Ấn Độ vẫn chưa hề suy giảm. Ảnh: AFP

Theo thờ The Hill, ủy ban độc lập nói trên bao gồm cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, cả hai cựu nữ nguyên thủ quốc gia này đều là thành viên của một hội đồng có tên là Ủy ban độc lập về Chuẩn bị và Ứng phó với Đại dịch. Và họ cho biết đã lên tiếng chỉ trích các nhà lãnh đạo toàn cầu và yêu cầu các hành động tốt hơn trong tương lai.

Ủy ban Độc lập về Chuẩn bị và Ứng phó với Đại dịch (IPPPR) là một nhóm chuyên gia do Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tập hợp vào tháng 5 năm ngoái để nghiên cứu, đánh giá đại dịch.

Theo đó các đánh giá từ IPPR cho biết, các nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 là không nhất quán và thiếu kinh phí. Báo cáo cũng đồng thời chỉ trích các hệ thống cảnh báo dịch bệnh vì chậm chạp và không thuyết phục.

Bà Helen Clark nói: “Tháng 2 năm 2020 là một tháng mất đi quá nhiều cơ hội để ngăn chặn đại dịch, vì rất nhiều quốc gia đã lựa chọn giải pháp ‘chờ và xem’. Đối với một số người, phải đến khi các giường ICU (chăm sóc đặc biệt) của các bệnh viện bắt đầu lấp đầy thì người ta mới bắt đầu hành động”.

“Và lúc đó thì đã quá muộn để ngăn chặn những tác động của đại dịch. Những gì tiếp theo sau đó là những cuộc tranh giành PPE (thiết bị bảo hộ cá nhân) và phương pháp trị liệu. Trên toàn cầu, đội ngũ nhân viên y tế cũng chỉ được kiểm tra, xét nghiệm ở mức giới hạn và tỷ lệ lây nhiễm, phát sinh bệnh tật và tử vong đã tăng vọt và ngày một tăng cao”, nguyên Thủ tướng New Zealand cho biết.

Trong khi đó, bà Sirleaf nói: “Tình huống mà chúng ta đang chứng kiến trong ngày hôm nay có thể đã được ngăn chặn khi sự bùng phát của một mầm bệnh mới, Sars CoV-2 đã trở thành một đại dịch thảm khốc, hiện đã giết chết hơn 3,25 triệu người, và tiếp tục đe dọa cuộc sống và sinh kế trên toàn thế giới”.

"Đó là do vô số những thất bại, lỗ hổng và sự chậm trễ trong việc chuẩn bị và ứng phó. Điều này một phần là do chúng ta không học hỏi được những gì đã xảy ra trong quá khứ", bà Sirleaf kết luận.

Ủy ban độc lập cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tài trợ ít nhất 1 tỷ liều vacxin cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình để đảm bảo hơn 2 tỷ liều được cung cấp vào giữa năm 2022. Đây là một phần của Sáng kiến tiếp cận Vacxin toàn cầu, nhằm phân bổ công bằng các loại vacxin Covid-19 do UNICEF, Liên minh Vacxin Gavi, Tổ chức Y tế Thế giới, Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh cùng nhiều tổ chức khác khởi xướng.

Những bệnh nhân may mắn có được giường nằm điều trị Covid-19 ở Ấn Độ. Ảnh: CNBC

Những bệnh nhân may mắn có được giường nằm điều trị Covid-19 ở Ấn Độ. Ảnh: CNBC

Cập nhật tình hình dịch bệnh thế giới, tính đến sáng 13/5/2021, số ca nhiễm đã vượt qua ngưỡng 161 triệu ca và hơn 3,34 ca tử vong, khi tâm điểm dịch bệnh vẫn nằm ở khu vực Nam Á. Cụ thể trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 715.585 trường hợp mắc Covid-19 và 13.017 ca tử vong.

Theo thống kê của trang worldometers, dịch bệnh đã xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ và vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Ấn Độ và Brazil với các biến chủng mới của virus Sars-CoV-2. Trong vòng 1 ngày qua, Ấn Độ và Brazil là hai quốc gia có số mắc mới và số ca tử vong nhiều nhất thế giới.

Theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Y tế Ấn Độ, chỉ tính riêng trong 24 giờ qua, nước này có trên 4.100 ca tử vong, mức kỷ lục được ghi nhận hằng ngày tại quốc gia Nam Á.

(The Hill, RT)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.