| Hotline: 0983.970.780

Cháu bé nghi bị rửa mũi bằng cồn phải nhập viện trở lại

Thứ Năm 17/04/2014 , 09:37 (GMT+7)

Mới về nhà 1 ngày, bé Hoài Anh đã phải nhập viện khám trở lại sau một loạt các triệu chứng như sốt cao, ho và nôn ói.

Ngày 16/4, đại diện phía gia đình bệnh nhi Hà Hoài Anh cho biết, khoảng 18h30’ ngày 15/4/2014 gia đình đã phải cho bé nhập viện khám trở lại sau một loạt các triệu chứng như sốt cao, ho và nôn ói.

Tại đây, các bác sỹ đã lấy dịch mũi của bé cũng như làm một số thủ tục xét nghiệm khác nhưng chưa công bố kết quả cụ thể.

Theo kết luận ban đầu từ phía bệnh viện thì bé Hoài Anh (sinh ngày 26/10/2013) chỉ bị rối loạn tiêu hóa/viêm thanh quản/viêm mũi họng cấp rồi lại cho bé về nhà tiếp tục uống thuốc theo phác đồ cũ. Tuy nhiên, bố mẹ bé cho biết đến đêm 15/4, cháu vẫn tiếp tục sốt và quấy khóc nhiều, biếng ăn…

Như Báo NNVN đã thông tin, vào ngày 5/4/2014, bố và mẹ của bệnh nhi là anh Hà Tuấn Anh và chị Nguyễn Thị Hoài (ở số nhà 19/82 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) có đưa con tới phòng khám Nhi Cao (số 99 Quan Hoa - Cầu Giấy- Hà Nội) để khám lại (lần thứ nhất khám ngày 1/4/2014 được Nhi Cao chẩn đoán cháu bị ho và uống thuốc theo đơn kê của bác sỹ, tuy nhiên không thấy có biến chuyển-PV).

Giấy ra viện của bé Hoài Anh chỉ chẩn đoán cháu bị viêm thanh quản, suy hô hấp

Trước đó vào chiều 10/4, phía Nhi Cao đã đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ với đại diện gia đình bệnh nhi Hoài Anh. Tại đây, bố cháu bé khẳng định nhân viên y tế của Trung tâm Nhi Cao thực hiện không đúng chỉ định của bác sỹ là “không rửa mũi cho bệnh nhân bằng nước muối sinh lý mà đã dùng nhầm cồn” khiến bé Hoài Anh nôn ra máu và chất nhầy và e ngại sẽ để lại di chứng sau này.

Tại đây, phía Nhi Cao chẩn đoán mũi có dịch và tiến hành rửa mũi ngay tại phòng khám. Theo phản ánh từ phía gia đình, nhân viên y tế của Nhi Cao đã bơm 2 xi lanh dung dịch vào mũi bé để rửa. Tuy nhiên, ngay khi bơm xi lanh đầu tiên, cháu bé đã giãy giụa và khóc thét…

“Nhân viên phòng khám đã dùng xi-lanh hút dung dịch trong lọ và bơm vào mũi con gái tôi. Khi bơm xi-lanh đầu tiên con giẫy giụa và khóc, thấy vậy 2 vợ tôi đứng giữ chân tay con và kê khăn xô hứng dung dịch chảy ra từ mũi. Đến xi-lanh thứ 2 thì thấy mặt con tôi bắt đầu có quầng đỏ, chân tay tím tái, miệng mím chặt, mắt nhắm nghiền và sau đó liên tục ho nôn ra dịch nhầy kèm theo máu.

Tại thời điểm đó, ở Trung tâm Y tế Nhi Cao, vợ tôi rút chiếc khăn của con ra lau mũi thì ngửi thấy mùi cồn sặc sụa và kêu ầm lên. Ngay lập tức, cô nhân viên rửa mũi ban nãy khóc lóc và cuống cuồng xin lỗi vợ tôi” – bố của cháu bé kể lại.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, nơi cháu Hoài Anh vừa phải trải qua gần 10 ngày đêm cấp cứu và điều trị tích cực, đến chiều ngày 14/4/2014 bé đã được các bác sỹ cho xuất viện và kê đơn thuốc uống tại nhà rồi hẹn đến khám lại sau 7 ngày.

Tuy nhiên mới chỉ về nhà 1 ngày, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi lại có diễn biến không như mong muốn. Phía gia đình bệnh nhi cho biết, tính đến thời điểm này, quá trình điều trị cho cháu vừa tốn kém vừa mệt mỏi cho gia đình nhưng phía Nhi Cao vẫn đứng ngoài cuộc…

Báo NNVN sẽ tiếp tục thông tin xung quanh vụ việc này.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm