| Hotline: 0983.970.780

Cháu bình thường, không hồng nhan mà sao bạc phận vậy cô?

Thứ Hai 22/08/2016 , 06:40 (GMT+7)

Cháu như sụp đổ. Vậy là không bao giờ sinh con được nữa, mà con trai của chồng cháu được quý, cháu ở vị thế nào trong nhà chồng?

Cô kính mến!

Hôm nay cháu đã bình phục và muốn viết cho cô sau một khúc quanh phẫu thuật quan trọng. Cháu 35 tuổi rồi cô, con gái cháu cũng đã mười tuổi. Bây giờ chuyện mổ xẻ cũng không đáng ngại lắm nếu mình có tiền.

Cháu lấy chồng trễ, chồng cháu đã từng có vợ và ly dị. Người vợ cũ của anh đưa con anh đi lên thành phố sống, nhưng đó là con trai, gia đình nhà chồng cháu vẫn đi lại với chị ta vì đứa cháu này. Chuyện đó là của lịch sử, cháu không băn khoăn gì cả.

Một lần khám toàn diện, bác sĩ khuyên cháu nên điều trị sớm với chút u nang trong tử cung. Cháu sợ và lần lữa. Mùa hè con nghỉ học cháu gửi cho ngoại nên mới lên kế hoạch điều trị ở thành phố. Bác sĩ nói khối u lớn nhanh, họ sẽ cố giữ để không phải cắt hết, tuổi xuân của cháu còn dài.

Những ngày nằm viện buồn đau biết chừng nào cô ơi. Mẹ chồng, các chị của chồng đến thăm như khách. Chồng cháu là con thứ nhưng là trai duy nhất nên anh không quen chịu khó, việc chăm sóc vợ phó thác cho người giúp việc của nhà cháu.

Người nhà giấu đầu hở đuôi mãi chuyện cháu bị cắt như thế nào. Đến hôm ra viện, chồng bảo bận họp, cháu và người giúp việc tự làm thủ tục, lúc đó cháu mới hay tử cung bị cắt toàn bộ. Cháu như sụp đổ. Vậy là không bao giờ sinh con được nữa, mà con trai của chồng cháu được quý, cháu ở vị thế nào trong nhà chồng? Rồi chồng cháu còn trẻ, anh ấy cũng mới bốn mươi, cháu làm sao giữ được hạnh phúc trong khi mẹ của đứa con trai của anh chưa có chồng?

Mỗi lần thấy quảng cáo băng vệ sinh cháu cũng buồn, muốn khóc. Cháu bình thường, không hồng nhan mà sao bạc phận vậy cô?

--------------------

Cháu thân mến!

Trước hết cô chia buồn với cháu chuyện bệnh tật vừa qua. Nhưng cũng muốn nói với cháu một lời mừng cuộc phẫu thuật đã thành công vì bây giờ, có tiền để mổ dịch vụ nhưng cũng chưa chắc có thành công.

Cháu ơi, mình lấy một người chồng từng có một lần vợ thì sự ngang trái đã nằm trong cái số của mình rồi. Người hồn nhiên sẽ mở miệng “Đường quang không đi sao lại quàng vô bụi rậm, còn trách”. Nhưng không ai biết được mình sẽ ra sau ngày sao nhất là duyên và nợ.

Người ta là con trai một mà con của lần vợ trước lại con trai nữa, trong gia đình Việt Nam mình, ấy là cái thế của người đàn bà cũ cho dù có thể cô ta chủ động bỏ chồng. Một ngang trái nữa cho cháu khi con cháu lại là con gái. Nhưng không sao “có gan làm có gan chịu”, tức là mình đã chọn thì sá gì.

Nên nhớ, những đôi mà bỏ nhau thì họ thường không có tơ vương như người ngoài tưởng. Cô ấy chưa có chồng không có nghĩa là không có ai, nhớ nhé. Và nhà chồng cháu quý đứa con chứ họ quý gì người phụ nữ sinh ra nó, vì vậy đừng có nghĩ ngợi lăn tăn. Vì sao không nên nghĩ? Là vì ai cũng cái cảnh của mình, cô ta ly dị một lần, con trai vắng cha và cháu thì đang đủ vợ đủ chồng nhưng chịu cảnh mất dạ con, gẫm ra ở đời không ai trọn vẹn cả.

Việc bệnh viện sẽ xử lý một phần hay xử lý hết dạ con của mình, sớm muộn gì cháu cũng biết. Nhưng người nhà giấu là để cho cháu bình phục cái vết mổ, cô nghĩ vậy. Dĩ nhiên việc không còn tử cung với phụ nữ nó là mất mát ghê gớm, song còn may là không bị u ác để di căn lung tung. Chuyện gì cũng nên nghĩ như cô nghĩ thì cháu sẽ thấy dễ thở hơn hẳn. Luôn luôn sánh với người bất hạnh hơn mình để thấy mình còn sung sướng chán.

Như mọi biến cố cuộc đời, cháu sẽ chung sống với thực tế này và rồi sẽ quen. Đọc đoạn cháu khóc mỗi khi nhìn thấy quảng cáo băng vệ sinh trên ti-vi mà cô cay sống mũi, phụ nữ mình muôn đời khổ sở đủ thứ vậy đó. Nhưng không thay đổi được giới tính, vị thế và số phận thì chấp nhận cho nó nhẹ nhàng nghe cháu. Sẽ có thuốc hỗ trợ nội tiết, riêng cháu nên chú ý thể dục, thức ăn đồ uống hợp lý để cơ thể mình luôn khỏe, mạnh và yêu đời, có ba thứ đó thì sẽ gần gũi chồng dễ dàng và giữ được hương lửa. Những bà già U60, U70 mà vẫn còn chòng chành thì mình phải có cách để kéo dài tuổi xuân và cứ khẩu hiệu “không sợ gì cả” sẽ xong ngay, mọi thứ.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm