| Hotline: 0983.970.780

Cháu khó thuyết phục được mình, nói gì thuyết phục chồng mình?

Thứ Hai 29/08/2016 , 06:50 (GMT+7)

Cháu bắt con gái cuối năm nay nhân Noel phải về để chúng cháu tổ chức ở VN cho nó. Không cần đi quay video, không cần nhà trai mâm quả gì cả, chỉ là một bữa ra nhà hàng, cho họ hàng biết con gái cháu lấy chồng và biết chàng rể Tây nhà cháu...

Cô kính mến!

Ngày xưa, chúng cháu cưới nhau đơn giản, nhưng mẹ cháu nói thế còn hơn thời của các ông bà. Đơn giản của chúng cháu không có album ảnh trước, không có ảnh treo trước hội trường, không có quay video chiếu lên màn hình cho thiên hạ xem. So với ngày nay thì quá đơn giản, có người còn bảo qua loa sơ sài.

Hạnh phúc không phụ thuộc vào cưới như thế nào, đúng không cô? Ngày xưa nữa các cụ nhà ta còn cưới qua mai mối, cầm tay trước còn không có nói gì đi chơi, công viên ghế đá. Nhưng thời nào có hình thức và thủ tục của thời ấy, mình đâu có thối thoát được, cháu nghĩ vậy.

Đứa con gái đầu của cháu đi du học và chúng nó đã cưới nhau ở bên í. Chàng rể Tây theo đạo, chúng làm lễ ở nhà thờ, ảnh gửi về rất đẹp. Một đám cưới nhỏ, văn minh, chừng một trăm người của nhà trai, bạn bè của họ và bạn bè của hai đứa trẻ. Vì xa xôi quá và vì công việc của chồng cháu không dễ xuất ngoại nên nhà gái không có ai sang.

Cháu buồn và thấy tội cho con suốt. Nuôi một đứa con chừng ấy năm mà khi nó lên xe hoa, chẳng bố mẹ ông bà họ hàng gì cả. Em trai nó cười mẹ, bảo nữa đến lượt nó, mẹ yên tâm đi, vẫn thế! Chúng chán văn hóa cưới hỏi thủ tục nhì nhằng của xứ mình. Nhưng phải có bàn thờ, ông bà và cha mẹ mới có mình hôm nay chứ.

Cháu bắt con gái cuối năm nay nhân Noel phải về để chúng cháu tổ chức ở VN cho nó. Không cần đi quay video, không cần nhà trai mâm quả gì cả, chỉ là một bữa ra nhà hàng, cho họ hàng biết con gái cháu lấy chồng và biết chàng rể Tây nhà cháu. Nghe nói thế nó đã tức giận và có nói hỗn. Cháu giấu chồng những lời của con, vì anh ấy có thể sốc.

Cháu khó thuyết phục được mình, nói gì thuyết phục chồng mình. Nhưng làm quá thì thành chiến tranh với con. Nhưng thế thì khi nó và đứa con nửa tây nửa ta về thì lễ bái tổ tiên làm sao, nói năng với họ mạc làm sao?

--------------------

Cháu thân mến!

Cô đoán thì cháu là thế hệ lớn lên bao cấp, lấy chồng thời đổi mới, đúng không? Khi ấy nhá nhem nhưng theo cô mọi việc còn giản đơn ấm cúng. Bây giờ thì quá thể, phú quý sinh lễ nghĩa, ở mọi lĩnh vực chứ đâu có ở cái trò cưới và hỏi. Nhà mồ đua nhau hoành tráng, giỗ chạp mời nhau hoành tráng, tân gia đua nhau cũng hoành tráng và cưới xin thì đua nhau quá hoành tráng.

Cô thấy ngốt và cô cũng chán như các con của cháu. Hình như con người ta bị các trò khánh tiết của đám nhà hàng khách sạn họ xỏ mũi hay sao ấy. Tổ chức ở chỗ này khác với chỗ kia, họ cứ tôn cái đẳng cấp của mình lên, chỗ mà chúng ta bỏ tiền ra để mua cái đẳng cấp í. Thế là tội nghiệp cái túi tiền của ông bố bà mẹ, không có vài trăm triệu không xong và rốt cùng, tội cho nhà trai và tội cho thực khách. Có người băn khoăn, phong bì 500 ngàn có ổn không, có đủ cho bữa tiệc không? Biết làm sao mà đủ khi ở chỗ ba sao khác với chỗ năm sao và trên nữa, “siêu sao”?

Người Tây họ làm ra nhiều tiền nhưng họ tiết kiệm lắm. Cưới quá hoành tráng thiên hạ cười cho, vì không ai bù cho “khổ chủ” cả. Vì vậy mà ta hay thấy trong phim, cưới gọn và rất ấm nhưng rất sang, mãn nhãn. Cô hỏi nhiều Việt kiều ở nhiều nước, Mỹ có Úc có, Đông Âu có và hình như người mình ở Đông Âu lại giống trong nước hơn. Tức là cũng mâm cỗ ê hề, phong bì cho vào “hòm” và cũng vui khi tiền mừng nhiều và méo mặt khi không được mừng dư! Đó là hủ tục, tệ nạn chứ.

Đã cưới thì người cưới phải tốn tiền. Không ai nghĩ đến nguồn tiền quà khi cưới cả. Nếu không có gan chi thì đừng tổ chức cưới to, vậy thôi. Cuối cùng cũng vẫn là tâm đầu ý hợp, hết trăng mật là hai con người sống với nhau sao đây và trả nợ, mua nhà, sinh con, nuôi con ăn học…

Rất nhiều bạn trẻ dị ứng cưới kiểu nhà mình như các con của cháu. Nên mừng vì chúng nó thay đổi quan niệm và văn minh lên, biết tiết kiệm cho mình, tiết kiệm cho người khác, trong tiết kiệm ấy có cả tiết kiệm thời gian.

Cháu có dám đồng hành với các con trong chuyện này không? Cháu thông trước rồi tới chồng và sau đó là làm cho ông bà và họ hàng thấy dễ chịu. Chúng nó về, nếu đã có con thì nói là đã cưới bên í, treo ảnh cưới chúng nó lên nhà cháu, chụp ảnh khi chúng về và lại treo lên, “rẻ mà vui cả làng”, đúng không? Nói đùa chứ người mình nên thay đổi tận gốc việc gia tiên, bàn thờ, các thứ thủ tục cho mọi việc nhẹ nhàng, sáng sủa và dễ thở đi. Nên phiên phiến và sống cùng tương lai của chúng đi, cháu nhé.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm