| Hotline: 0983.970.780

Cháu sốc khi mẹ đòi bán nhà cho mình

Thứ Tư 06/05/2020 , 09:54 (GMT+7)

Trước Tết bỗng mẹ cháu nói riêng rằng bà muốn bán căn hộ cho cháu. Cháu chưa nói với vợ, nhưng chắc chắn sẽ rất phiền nếu nghe theo cái lý của mẹ.

Thưa cô,

Cháu biết viết ra lá thư này cháu cũng rất đau lòng. Biết rằng mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng cháu muốn qua lá thư, có thể vợ cháu hiểu và khách quan cho cháu, thông cảm và vì thế, vợ chồng sẽ bình thường.

Bố mẹ cháu chưa già lắm. Mẹ cháu chăm bố cháu đã mười năm nay, đau lâu ốm dài. Ông bị đột quỵ từ năm 55 tuổi, phải hưu non, và mẹ cháu cùng tuổi với chồng, đang làm thủ tục hưu thì đã phải bồng bế, làm ô-sin, làm điều dưỡng cho chồng.

Cháu là trai một, nhưng sống riêng. Chị gái cháu cũng sống riêng nhưng ở cạnh căn hộ với bố mẹ, chị là nội trợ của cả hai nhà. Thâm tâm cháu cảm ơn chị nhiều lắm. Anh rể cũng là người có học, hiền lành. Hai đứa con của chị gái rất ngoan, nề nếp. Chị chỉ có nhược điểm là nịnh mẹ, nịnh giỏi.

Mỗi tháng cháu đều có bổn phận với bố mẹ từ khi bố ngả bệnh đến giờ. Nói mẹ thuê người làm đi con lo, mẹ bảo mẹ trẻ khỏe, mẹ cáng đáng được. Vợ của cháu cũng một mực dâu con, không càm ràm gì cả, biết phân nửa thu nhập của chồng phải lo cho bố mẹ, thuốc thang, ăn uống, đường sữa…

Trước Tết bỗng mẹ cháu nói riêng rằng bà muốn bán căn hộ này cho cháu. Sao thế mẹ? Mẹ và bố vẫn sống và đứng tên thì cứ như thế mà mẹ. Thì ra mẹ đã sang tên căn hộ bên cạnh cho chị gái cháu, coi như đó là quà mẹ cho chị, vì chị gần gũi, chăm sóc.

Còn cháu, trước sau gì cháu cũng thừa kế căn hộ này nhưng mẹ muốn có tiền để ấm túi, để an tâm, vì vậy mẹ bán và sang tên cho cháu hẳn hoi.

Cháu sốc cô ạ. Vợ chồng lo như thế chưa đủ sao? Còn bao nhiêu chi phí cho bố và cho cả mẹ nữa? Mẹ bán nhà cho cháu mà cháu có được ở không? Cháu nói với vợ như thế nào bởi số tiền không nhỏ?

Mẹ rất tháo vát và thấu đáo, mẹ nghe chị cháu hay nghe ai mà bán nhà đang ở cho con trai mình để có một cục tiền? Làm sao bảo đảm số tiền này còn nguyên chỉ để lo cho bố và mẹ?

Cháu chưa nói với vợ cô ạ, nhưng chắc chắn sẽ rất phiền nếu nghe theo cái lý của mẹ. Và bỗng dưng cháu thấy như là khó xử với mẹ vậy đấy cô.

-------------------------

Cháu thân mến!

Có những bà mẹ rất kỳ cục nhé. Cô biết có bà mẹ thương và nể con trai, rất nể, bà đã đành đoạn sang tên cái nhà của đứa con gái mà bà đứng tên giúp cho đứa con trai quấy phá (vì nó cầm nhà, hết chỗ ở)!

Vậy đó, cháu biết đứa con gái xử cái hận ấy sao không, nó bảo mẹ phải sang tên cái nhà mẹ đang ở cho con, mẹ đã lấy nhà của con, giờ mẹ phải trả. Đành nghe con, hóa ra già rồi, ở đậu ở bạ, một cái nhà cũng không có.

Mẹ của cháu ngược lại. Con có hiếu mà hình như bà triệt để tận dụng chữ hiếu ấy. Nhà của mình 2 căn, đúng không, thương con gái và nó cũng gần gũi, công lao, thôi thì sang tên cho nó, làm quà, thừa kế sớm. Cũng được thôi, vậy là mẹ và chị đẹp đẽ quan hệ của nhau, cháu nghe thấy, cháu cũng không nghĩ gì, vui vui.

Nhưng lẽ nào mẹ nghe chị hay mẹ tự nghĩ ra mà đòi bán cái nhà đang ở cho đứa con có hiếu? Này nhé, nếu bố mẹ không lập di chúc (mà bố như thế di chúc sao được, người đã mất sáng suốt, chữ ký không giá trị nữa), khi bố theo ông bà, mẹ sẽ phải làm thừa kế, nhà ấy mẹ phân nửa, phân nửa còn lại chia làm ba, mẹ và chị và cháu, ba phần của của một nửa nhé, cháu hiểu không?

Có lẽ mẹ được tư vấn (không phải chị cháu thì có thể mẹ hỏi luật sư) rồi mẹ quyết: bán cho cháu.

Nói nôm na là mẹ cần cục tiền với căn hộ mà cháu chỉ có được 1/3 của phân nửa ấy. Sao vậy? Cháu cố thông nhưng vợ cháu sẽ không thông đâu. Nghĩa là, bố bệnh thế, phải sau khi bố qui tiên thì việc thừa kế sẽ thực hiện và chắc chắn như vậy đấy.

Hóa ra mẹ cần rất nhiều tiền, cả cái căn hộ bán cho cháu ấy. Có vẻ còn khó hiểu, tóm tắt là: bố bệnh thế, về thủ tục sang bán, chịu rồi, nghĩ rằng căn hộ ấy cháu được thừa kế là sai, rất sai, nói về thủ tục.

Nếu muốn cháu được đứng tên sau khi bố mất, mẹ phải nhận thừa kế, chị và cháu phải từ chối quyền lợi, mẹ đứng tên trọn vẹn. Và một công đoạn khác, mẹ cháu cho cháu, coi như mẹ cho cháu căn hộ ấy, mẹ cho con nên không mất tiền thuế. Rất lặn vặn đó cháu.

Thực sự không thể chiều mẹ như vậy. Tiền để lo cho bố, lo cho mẹ về già, và cô nhắc lại, sau khi bố ra đi, mẹ nhận thừa kế, các cháu từ chối. Xong, sổ đỏ mang tên mẹ, mẹ lại cho cháu và sang tên sổ đỏ lần nữa.

Khi ấy cháu muốn trao cho mẹ bao nhiêu tùy vợ chồng cháu, cảm ơn mẹ hay không không quan trọng nữa. Vì thực sự cháu đã rất nhiều tiền cho việc chăm bố và cả mẹ rồi.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm