| Hotline: 0983.970.780

Chết cũng không yên với rác

Thứ Sáu 06/06/2014 , 08:25 (GMT+7)

Không riêng gì phường Hoà Hiếu mà tình trạng người dân phải "sống chung" với rác thải diễn ra khá phổ biến ở nhiều xã, phường khác trên địa bàn thị xã Thái Hoà (Nghệ An).

Trong những năm gần đây, thị xã Thái Hoà (Nghệ An) đã thay da đổi thịt, vươn lên trở thành trung tâm kinh tế đáng chú ý của vùng Phủ Quỳ. Đi liền với sự phát triển nhanh chóng cũng nảy sinh nhiều hệ lụy, trong đó vấn đề rác thải là nan giải nhất... 

Thị xã Thái Hoà có tổng cộng 6 bãi rác nằm trong khu vực dân cư sinh sống, nhưng vì lượng rác thải sinh hoạt tăng đột biến trong vài năm gần đây nên tất cả các điểm nói trên đều đang quá tải, trong đó đáng lo ngại nhất là bãi rác của phường Hoà Hiếu.

Theo phản ánh của những hộ dân sống gần đó, hàng ngày có trên dưới chục tấn rác thải được thu gom đổ về đây. Điều đáng nói là quá trình xử lý, tiêu huỷ còn nhiều bất cập nên bãi rác ngày một phình to, dần dà vượt ra ngoài ranh giới cho phép, không những gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến vong linh của những người đã khuất.

Anh Nguyễn Cao Cường, trú tại khối Tân Tiến bức xúc: “Cha mẹ tôi đều đang yên nghỉ tại nghĩa trang khe Bưởi này, nhưng con cháu chẳng thể nào yên tâm với những gì đang diễn ra. Lăng mộ thì ở dưới, rác thải nằm ngay phía trên, cảnh tượng thật chướng tai gai mắt”.

Nỗi lòng của anh Cường cũng chính là tâm trạng chung của hàng ngàn hộ dân phường Hoà Hiếu có người thân chôn cất ở đây. Cũng chỉ vì rác mà đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhiều hộ gia đình bị xáo trộn, đặc biệt là hơn 200 hộ dân ở khối Đồng Tâm 1 và Đồng Tâm 2 sống cách đó không xa.

100 % không dám sử dụng nước giếng, nhà cửa luôn ở trong tình trạng cửa đóng then cài, rất bí: “Người dân chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị nhưng tình hình chưa có gì tiến triển, chẳng biết còn phải sống như thế này đến bao giờ. Vào mùa mưa còn đỡ chứ những ngày nắng thì không thể nào chịu nổi mùi hôi thối bốc ra từ bãi rác”, ông Hồ Ngọc Nhung (trú tại khối Đồng Tâm 2) giãi bày.

Theo quan sát của PV, địa điểm đổ rác thải nằm sát khu vực chôn cất, dày đặc, tầng tầng lớp lớp đủ chủng loại rác thải trông rất phản cảm. Đã vậy, mùi hôi thối bốc ra nồng nặc, đứng một lúc mà chúng tôi không thể chịu nổi. Mong muốn lớn nhất của họ là các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải nhanh chóng vào cuộc, sớm có phương án cụ thể để cải thiện môi trường.

Ông Ngô Thế Long, Chủ tịch UBND phường Hoà Hiếu xác nhận: “Chúng tôi rất thấu hiểu nỗi bức xúc của bà con nhưng tình hình hiện tại không thể làm khác được, giờ chỉ biết trông chờ cấp trên mà thôi”...

09-08-49_2
Công trường xây dựng bãi rác mới im lìm

Qua tìm hiểu được biết, không riêng gì phường Hoà Hiếu mà tình trạng người dân phải "sống chung" với rác thải diễn ra khá phổ biến ở nhiều xã, phường khác trên địa bàn thị xã Thái Hoà, như Quang Tiến, Nghĩa Thuận, Long Sơn…

Rác thải luôn là đề tài nóng bỏng trong nhiều cuộc họp, tiếp xúc cử tri. Để giải quyết thực trạng trên, một dự án xử lý rác thải quy mô lớn đã được triển khai.

Theo quy hoạch, bãi rác mới ở xã Nghĩa Hoà khi hoàn thành sẽ giải quyết tận gốc vấn đề trên. Tổng diện tích của công trình này lên đến gần 20 ha, trong đó diện tích chôn lấp là 63.500 m2, công suất xử lý đạt 30.500 tấn rác/năm, bao gồm 5 hố chôn quy mô lớn...

Nói là vậy, song trên thực tế việc triển khai dự án diễn ra quá chậm chạp: “Dự án do thị xã Thái Hoà làm chủ đầu tư, dự kiến đến năm 2030 mới đi vào hoạt động. Do yêu cầu bức bách, trước mắt thị xã sẽ tập trung kinh phí hoàn thành trước 1 hố chôn trong vòng 2 tháng tới. Hy vọng lúc đó sẽ giải quyết được phần nào khó khăn”, ông Hồ Thanh Phong, Trưởng phòng TN-MT huyện Nghĩa Đàn bật mí.

09-08-49_3
Hố rác mới chỉ xong phần thô

Tuy nhiên, theo chân anh Nguyễn Bá Vui, cán bộ địa chính – nông nghiệp – xây dựng, môi trường xã Nghĩa Hòa, chúng tôi có mặt tại địa điểm đang thi công bãi rác. Không khó để nhận ra việc thi công diễn ra "rất thong thả". Với tiến độ thi công rùa như thế này, khó có thể đưa bãi rác Nghĩa Hòa vào sử dụng đúng như dự kiến. Và như vậy, hàng ngàn người dân ở thị xã Thái Hoá còn phải sống chung ô nhiễm rác thải dài dài...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm