| Hotline: 0983.970.780

Chia sẻ lợi ích để bảo vệ rừng tràm U Minh Hạ

Thứ Bảy 19/10/2024 , 14:33 (GMT+7)

Cà Mau Phát triển du lịch để bảo tồn và thực hiện chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư vùng đệm để cùng nhau bảo vệ hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ.

Bảo vệ tràm trên đất than bùn

Vườn quốc gia U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau) được Tổ chức UNESCO công nhận là 1 trong 3 vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau vào năm 2009.

Đây là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn đặc trưng của vùng ĐBSCL, nơi đây được xem là hình mẫu về phục hồi rừng tràm của vùng đất ngập nước. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia U Minh Hạ còn mang đậm những giá trị, nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử còn lưu giữ qua các thời kỳ.

Vườn quốc gia U Minh Hạ là một trong những khu bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn điển hình của vùng ĐBSCL, có tính đa dạng sinh học rất cao. Ảnh: Trung Chánh.

Vườn quốc gia U Minh Hạ là một trong những khu bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn điển hình của vùng ĐBSCL, có tính đa dạng sinh học rất cao. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Thanh Dũng, Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ cho biết, vườn có tổng diện tích gần 8.528 ha, trong đó có hơn 1.700ha rừng tự nhiên. Vườn quốc gia U Minh Hạ được phân chia thành ba phân khu chức năng, gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính.

Vườn quốc gia U Minh Hạ rất đa dạng về sinh học, hiện có 176 loài thực vật, 23 loài thú, 91 loài chim, 37 loài cá và 47 loài lưỡng cư - bò sát. Trong đó, có nhiều loài có tên trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới, như tê tê Java, mèo cá, rái cá lông mũi, khỉ đuôi dài, rắn hổ mang chúa, già đẫy Java, điêng điểng, bí kỳ nam. Ngoài ra, trong vườn còn có một số loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao...

Bảo tồn sự đa dạng sinh học của Vườn quốc gia U Minh Hạ là bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn điển hình của vùng ĐBSCL, mà trọng tâm là bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử, phục hồi, duy trì và phát triển độ che phủ thảm thực vật. Tuy nhiên, bảo tồn không có nghĩa là “cấm cửa, khép kín” mà phương châm hiện nay là “bảo tồn để phát triển và phát triển để có điều kiện bảo tồn tốt hơn".

Chia sẻ lợi ích kinh tế từ rừng

Để góp phần bảo vệ và phát triển rừng, nhất là phát huy giá trị của rừng để tạo tiềm lực kinh tế, UBND tỉnh Cà Mau đã phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ. Theo đó, phát triển du lịch sinh thái gắn việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng tràm, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường.

Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch gồm: Vườn sưu tập động thực vật và vườn dược liệu, hệ sinh thái rừng tràm, mô hình làng rừng, ẩm thực, nghỉ dưỡng. Cùng với đó là kết nối các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh như khu du lịch Hòn Đá Bạc, khu du lịch sinh thái Sông Trẹm và các hộ du lịch cộng đồng…

Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ sẽ tạo tiềm lực kinh tế để bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời kết nối với các tuyến du lịch khác trong tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Trung Chánh.

Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ sẽ tạo tiềm lực kinh tế để bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời kết nối với các tuyến du lịch khác trong tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Lê Thanh Dũng, Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ, hiện nay đơn vị đang đang từng bước thực hiện các nội dung theo đề án phát triển du lịch sinh thái đến năm 2030. Trong đó, Vườn quốc gia U Minh Hạ thực hiện theo phương châm phát triển du lịch để bảo tồn, phát triển du lịch không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng.

Đồng thời, thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư quanh vùng đệm để cùng nhau bảo vệ hệ sinh thái rừng tràm đặc trưng của U Minh Hạ. Việc đảm bảo nguồn thu nhập, ổn định đời sống dân cư là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Vườn quốc gia U Minh Hạ là 1 trong 3 vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu khoa học. Ảnh: Trung Chánh.

Vườn quốc gia U Minh Hạ là 1 trong 3 vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu khoa học. Ảnh: Trung Chánh.

Vườn quốc gia U Minh Hạ sẽ tăng cường liên kết với cộng đồng địa phương trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Xây dựng các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc của cộng đồng từng địa phương của mỗi sản phẩm. Tập trung kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các dự án trong và ngoài nước hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch cộng đồng địa phương. Cùng với đó, là đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, xây dựng các mô hình sinh kế cộng đồng tại địa phương vùng đệm…

Ngoài ra, trên cơ sở chia sẻ lợi ích, Vườn quốc gia U Minh Hạ sẽ tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong các dự án hỗ trợ phát triển sinh kế cộng đồng địa phương, để nâng cao đời sống của người dân vùng đệm. Đó cũng là một biện pháp để nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng Vườn quốc gia U Minh Hạ trong thời gian tới được tốt hơn.

Thực hiện chủ trương cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học, bảo tồn tài nguyên rừng kết hợp với làm kinh tế dưới tán rừng... được coi là phải pháp bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

Xem thêm
Ngành gỗ Bình Định đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cục Hải quan Bình Định vừa đối thoại với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định về những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan khi tham gia xuất nhập khẩu.

Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng

Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2%, tỉnh Gia Lai đang chủ trương trải 'thảm đỏ' đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng.

Phú Yên ứng dụng công nghệ quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đang ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm giúp cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất