| Hotline: 0983.970.780

Chọn vụ hè thu hay thu đông?

Thứ Năm 22/09/2022 , 19:45 (GMT+7)

Các địa phương vùng ĐBSCL cho rằng cần xem xét lại cơ cấu mùa vụ giữa vụ hè thu và thu đông, làm sao để hạn chế ảnh hưởng bất lợi của thời tiết.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng   Cục Trồng trọt cho rằng, việc bố trí thời vụ   của vụ hè thu, thu đông ở khu vực ĐBSCL   cần được tính toán kỹ lưỡng.   Ảnh: Kim Anh.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng
Cục Trồng trọt cho rằng, việc bố trí thời vụ
của vụ hè thu, thu đông ở khu vực ĐBSCL
cần được tính toán kỹ lưỡng.
Ảnh: Kim Anh.

ĐBSCL là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt là ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đời và triều cường trong vụ lúa hè thu và thu đông. Những yếu tố này ảnh hưởng lớn tới năng suất, sản lượng lúa hàng năm của vùng.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong những tháng mùa khô, luôn có những đợt mưa trái mùa với lượng mưa lớn.

Tại hội nghị sơ kết sản xuất vụ thu đông, vụ mùa năm 2022, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2022 - 2023 vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL tổ chức ngày 22/9 tại Cần Thơ, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng, việc bố trí thời vụ của vụ hè thu, thu đông ở khu vực ĐBSCL cần được tính toán, xem xét một cách kỹ lưỡng. Hiện nay, diện tích gieo sạ lúa vụ hè thu và thu đông vùng ĐBSCL đạt gần 2,3 triệu ha. Trong đó, vụ hè thu 1,55 triệu ha và thu đông giữ ổn định ở mức 700 nghìn ha, diện tích này phù hợp cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ ở ĐBSCL.

Kể từ năm 2012 đến nay, năng suất lúa thu đông ở vùng ĐBSCL có chiều hướng gia tăng, dù diện tích gieo sạ có tăng giảm theo hàng năm. Cụ thể, năm 2012, năng suất lúa thu đông đạt khoảng 5 tấn/ha, đến vụ thu đông năm 2022 đã tăng lên 5,7 tấn/ha và tương đương với năng suất vụ lúa hè thu. Từ đây, ông Tùng cho rằng, cần xem xét đánh giá lại để có sự chuyển đổi cơ cấu mùa vụ giữa hè thu và thu đông cho phù hợp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo năng suất cho bà con nông dân.

Bài liên quan

Hiện nay, vùng ĐBSCL đã chuyển sang sản xuất 3 vụ lúa bao gồm vụ đông xuân, hè thu và thu đông. Với cơ cấu như thế, khả năng ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi của thời tiết là khó tránh khỏi.

Trước đó, ông Lê Thanh Tùng đã đưa ra phương án dịch chuyển cơ cấu giữa vụ lúa hè thu và thu đông và đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của ngành nông nghiệp các địa phương vùng ĐBSCL. Đa số các địa phương đều đồng tình và thống nhất với quan điểm phải dịch chuyển cơ cấu mùa vụ. Các địa phương cũng sẵn sàng phối hợp, dựa trên sự tính toán, đánh giá kỹ lưỡng của đơn vị chuyên môn.

lua

Dịch chuyển cơ cấu giữa vụ lúa hè thu và thu đông nhận được sự quan tâm đặc biệt của ngành nông nghiệp các địa phương vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang đánh giá, cả vụ hè thu và thu đông, thời gian lúa trỗ và chín đều “ôm trọn” vào thời điểm tháng 7 – 8, thời điểm mưa lũ ảnh hưởng nặng nhất. Vì vậy, việc bố trí thời gian xuống giống vụ hè thu và thu đông ở ĐBSCL đang có vấn đề, nhưng do nông dân đã quen với cách làm như vậy nên rất khó để thay đổi.

Vì thế, quan điểm của ông Toàn, việc cơ cấu, định hình thời gian mùa vụ cần được ngành nông nghiệp quan tâm và tính toán lại để cụ thể hóa để vừa đảm bảo giữ được diện tích, sản lượng nhưng về mặt cơ cấu sản xuất không bị ảnh hưởng. Việc cơ cấu lại thời vụ ở mức rủi ro thấp nhất sẽ tạo sự đột phá cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới. Quan trọng hơn là “không cần làm nhiều vụ, làm vụ nào chắc vụ đó, hiệu quả kinh tế của bà con nông dân là hàng đầu”, ông Toàn nhấn mạnh.

Hiện nay, đối với việc gieo sạ lúa thu đông, bà con nông dân vùng ĐBSCL cũng đã có sự dịch chuyển về thời gian gieo sạ, tập trung vào các tháng tháng 7 – 9. Sự dịch chuyển này giúp nông dân thích ứng với tình hình ngập lũ và cơ cấu mùa vụ.

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An cũng khẳng định phải cơ cấu lại mùa vụ. Những năm gần đây, vụ thu đông có xu hướng năng suất ngày càng tăng, nhưng vẫn phải tính toán. Bởi lẽ, tại tỉnh Long An, chủ trương của địa phương không tập trung cho đê bao lửng vì phải đảm bảo việc thoát lũ cho nước bạn Campuchia. Nếu việc cơ cấu lại mùa vụ được tính toán kỹ lưỡng sẽ giúp địa phương không bị động về thời vụ.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt đưa ra 2 phương án dịch chuyển cơ cấu mùa vụ. Một, sáp nhập 700 nghìn ha vụ thu đông hiện tại vào vụ hè thu. Hai, giảm diện tích vụ thu đông từ 700 nghìn ha xuống 500 nghìn ha, đồng thời, chuyển hơn 800 nghìn ha lúa vụ hè thu sang vụ thu đông.

Xem thêm
Lạng Sơn đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tái đàn vật nuôi

Lạng Sơn - Khi tái đàn vật nuôi, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Long An có 16 ổ dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra 16 ổ dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn 12 xã, tiêu hủy 509 con lợn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 3] Quảng Ninh sẵn sàng đón đoàn thanh tra EC

Quảng Ninh đang nỗ lực cùng cả nước chung tay gỡ 'thẻ vàng' IUU, quyết tâm đưa ngành thủy sản của tỉnh nhà phát triển bền vững.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.