| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ giảm diện tích lúa vụ thu đông 2022 khoảng 5.500 ha

Thứ Năm 21/07/2022 , 15:38 (GMT+7)

Cần Thơ Dự báo khả năng chịu tác động lũ đầu nguồn dâng cao hơn bình quân những năm gần đây nên Cần Thơ chủ động giảm kế hoạch sản xuất lúa thu đông khoảng 5.500 ha.

Gieo cấy lúa vụ thu đông ở huyện Vĩnh Thạnh, TP, Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

Gieo cấy lúa vụ thu đông ở huyện Vĩnh Thạnh, TP, Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

TP Cần Thơ đang duy trì hoạt động sản xuất lúa các vụ trong năm với mức tăng đều, ổn định hơn các loại cây trồng khác. Mặc dù chịu tác động tăng giá của một số mặt hàng vật tư nông nghiệp đầu vào, chi phí sản xuất tăng, nhưng nhờ phần nhiều nông dân biết áp dụng biện pháp kỹ thuật giảm giá thành, lợi nhuận từ trồng lúa vẫn đảm bảo.

Theo Sở NN-PTNT Cần Thơ, qua hai vụ lúa chính đông xuân và hè thu trong năm 2022, tổng diện tích trồng lúa đạt trên 197.400 ha, đạt 96% kế hoạch năm, tăng 13% so cùng kỳ. Sản lượng trên 925.750 tấn, đạt 75% kế hoạch, tăng 11% so cùng kỳ năm 2021. Riêng vụ lúa thu đông hiện xuống giống 47.900 ha, đạt 82% kế hoạch.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cần Thơ, cho rằng: Những  năm qua, theo kế hoạch vụ lúa thu đông 77.000 ha. Nhưng năm nay trước tình hình giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu tăng. Ngoài ra, dự báo khả năng mùa nước nổi năm nay có thể chịu tác động lũ đầu nguồn dâng cao hơn bình quân những năm gần đây nên thành phố chủ động giảm kế hoạch sản xuất trong vụ lúa này khoảng 5.500 ha.

Theo ông Nghiêm, phần đất lúa không gieo sạ lúa vụ thu đông là những cánh đồng nhỏ, diện tích manh mún điều kiện sản xuất không thuận lợi về thủy lợi. Ở các khu vực đất lúa này nông dân tạm chuyển cơ cấu sản xuất sang cây trồng khác như trồng rau màu. Đến mùa nước nổi thả nước vào đồng nuôi thủy sản. Do vậy, có thể xem hoạt động sản xuất nông nghiệp TP Cần Thơ định hướng, điều chuyển kế hoạch sản xuất phù hợp theo kinh tế thị trường nhằm gia tăng lợi nhuận cho nông dân.

Mặt khác, trong điều kiện vật tư, phân bón tăng ảnh hưởng lợi nhuận sản xuất của nông dân, Trung tâm khuyến nông TP Cần Thơ sẽ đồng hành cùng nông dân hướng dẫn, khuyến cáo ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như giảm giống. Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, bón phân cân đối, hợp lý kết hợp quản lý đồng ruộng, sử dụng các chế phẩm sinh học. Tận dụng phế phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Theo Cục Trồng trọt, tại TP Cần Thơ chi phí giá thành sản xuất lúa hè thu 2022 là 3.652 đồng/kg, tăng 140 đồng/kg so vụ hè thu 2021 (nguồn Bộ Tài Chính). Trong khi thực tế trên địa bàn thành phố lúa hè thu đang thu hoạch rộ với giá lúa tươi từ 5.500 – 6.300 đồng/kg, tùy theo giống lúa. Như vậy so với mức tăng chi phí sản xuất không đáng kể và vẫn đảm bảo lợi tức cho nông dân trồng lúa.

Qua phân tích giá thành sản xuất lúa của Cục Trồng trọt, các địa phương thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo xuất khẩu, tập trung ưu tiên đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất với các giải pháp thực hiện như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm. Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM và ICM, kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho lúa và giảm khối lượng hạt giống lúa gieo sạ trên một đơn vị diện tích.

Kết quả hiện nay gieo sạ tập trung 100 – 120 kg/ha, giảm đáng kể lượng giống lúa gieo sạ trên 150 kg/ha, giúp giảm chi phí đầu tư về hạt giống, phân bón và thuốc BVTV khoảng 2 – 3 triệu đồng/ha tùy từng vùng sản xuất. Bên cạnh đó, việc tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận và nguyên chủng trên 75% giúp năng suất và chất lượng lúa gạo hàng hóa tăng. Chi phí sản xuất giảm đáng kể, mang lại lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất và tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo xuất khẩu.

TP Cần Thơ hiện có vùng đất trồng lúa ở các huyện ngoại thành và lân cận đô thị các quận khoảng 82.000 ha. Riêng đất chuyên canh lúa hàng năm trên 76.230 ha có điều kiện sản xuất 3 vụ/năm. Trong đó đến nay mô hình liên kết sản xuất lúa theo cánh đồng lớn mở rộng đạt 40.000 ha/vụ.

Xem thêm
Nuôi ngựa bạch dưới tán rừng

Chăn nuôi ngựa bạch theo hướng hàng hóa dưới tán rừng mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho lao động tại địa phương, nâng cao đời sống người dân.

Khống chế được dịch bệnh, người chăn nuôi yên tâm tái đàn

Nhờ ngành chức năng Bình Định khống chế được dịch bệnh cộng giá heo tăng nên người chăn nuôi ở địa phương miền Trung này yên tâm tái đàn.

Vào mùa mưa, cây giống hút hàng, giá tăng 20 - 30%

BẾN TRE Đầu mùa mưa, do nhu cầu mua cây giống của nông dân tăng khá cao nên giá mặt hàng này cũng tăng từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nghiên cứu hệ thống đo phát thải CO2 và CH4 từ cây lúa

CẦN THƠ EcoTraceTech - Hệ thống đo phát thải CO2, CH4 từ cây lúa là ý tưởng khởi nghiệp của nhóm sinh viên Đại học Cần Thơ.