| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch phường Phan Chu Trinh chưa 'thuộc bài' về quản lý trật tự xây dựng và giải quyết khiếu nại!

Thứ Ba 01/08/2017 , 08:50 (GMT+7)

Trao đổi với PV NNVN về việc người dân sống tại khu biệt thự cổ số 6 ngõ Phan Chu Trinh (phường Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) có đơn kêu cứu...

09-28-48_phn-chu-trinh1
Bà Hương (bên trái), Chủ tịch UBND phường và ông Phạm Hùng (Tổ trưởng tổ thanh tra xây dựng phường)

Trao đổi với PV NNVN về việc người dân sống tại khu biệt thự cổ số 6 ngõ Phan Chu Trinh (phường Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) có đơn kêu cứu khi bị chủ Khách sạn Sức Mạnh (số 17, phố Trần Hưng Đạo) lấn chiếm hơn 130m2 để làm nhà, kinh doanh dịch vụ, bà Phạm Thị Thu Hương, Chủ tịch UBND phường Phan Chu Trinh khẳng định: Có sự việc như trên.
 

Đất biệt thự cổ đã bị lấn chiếm

Giải thích về sự trì trệ, chậm trễ trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân của UBND phường Phan Chu Trinh, bà Hương cho biết: “Tôi không được nghe báo cáo, không được bàn giao tư liệu, hồ sơ về vụ việc này”; “Những người tiền nhiệm trước đó, từ chủ tịch, phó chủ tịch, thanh tra xây dựng cũng đã thay (chuyển công tác ở phường) rồi”. Bởi vậy, phường cần rà soát lại hồ sơ lưu trữ mới có báo cáo và kết luận được.

Dù đã có báo cáo cụ thể lên quận Hoàn Kiếm về việc giải quyết tranh chấp vụ việc trên, nhưng nữ chủ tịch UBND phường thú thực, bà chưa thể khẳng định việc bà Đặng Thị Ngọc Bích, chủ KS Sức Mạnh (số 17 – Phố Trần Hưng Đạo) trổ cửa đi lại ra số 6, ngõ Phan Chu Trinh là đúng hay sai.

Bởi, “UBND phường đã nhiều lần mời bà Bích đến làm việc để cung cấp hồ sơ nhà đất của khách sạn, tuy nhiên bà Bích chỉ uỷ quyền cho người quản lý đến trình giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất đang xây khách sạn, như thế không đủ căn cứ để xác định”, bà Hương nói.

Giải thích này của Chủ tịch phường Phan Chu Trinh không thoả đáng. Tại sao UBND phường không chủ động lên quận để xin trích lục sơ đồ vị trí và mặt bằng của KS Sức Mạnh mà ngồi chờ người ta mang đến? Trong khi đó, đây là vụ việc người dân đang rất bức xúc và ngày 28/2/2017, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm đã yêu cầu phường phải báo cáo kết quả giải quyết khiếu kiện của người lên quận (đến nay đã kéo dài 5 tháng).

Có thể thấy, bà Phạm Thị Thu Hương đã không nắm rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường. Như vậy, đơn khiếu nại của người dân khu biệt thự số 6, ngõ Phan Chu Trinh gửi ông Dương Đức Tuấn – Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm về hành vi trái pháp luật của lãnh đạo UBND phường Phan Chu Trinh đã buông lỏng quản lý trật tự xây dựng và giải quyết khiếu nại trên địa bàn là có cơ sở.

Về phản ánh của người dân rằng: Hơn 130m2 đất phụ sử dụng chung (gồm lối đi, sân) của các hộ dân tại biệt thự cổ số 6, ngõ Phan Chu Trinh (do nhà nước quản lý) đang bị lấn chiếm để dựng nhà, kinh doanh trái phép, bà Phạm Thị Thu Hương khẳng định: “Tôi khẳng định là có sự lấn chiếm. Sự lấn chiếm này là trái pháp luật”.
 

Thanh tra việc lấn chiếm đất công chưa toàn diện

Ông Phạm Hùng, Tổ trưởng tổ thanh tra xây dựng phường Phan Chu Trinh đã xuống hiện trường kiểm tra và xác định: Có hiện tượng các lối đi dẫn vào nhà vệ sinh và sân của khu biệt thự số 6 bị xây tường bao bít lại, họ lấn chiếm để kê bàn ghế.

Nhưng, sự lấn chiếm ấy như thế nào, quy mô ra sao thì ông Hùng không nắm rõ, vì tổ thanh tra không kiểm tra. Không kiểm tra vì không ai đề nghị mình thanh tra, báo cáo. Một câu hỏi được đặt ra là, đoàn cán bộ này đã làm việc một cách máy móc, quan liêu?

Phải chăng, đó là nguyên nhân dẫn đến việc người dân phản đối báo cáo số 17 của UBND phường Phan Chu Trinh về kết quả giải quyết khiếu kiện của người dân lên quận Hoàn Kiếm ngày 13/1/2017 (do bà Phạm Thị Thu Hương ký). Trong báo cáo số 17 kết luận rõ: “Nội dung tố cáo của công dân là không đúng sự thật”. Bởi, báo cáo trên chủ yếu dựa vào những trang giấy, được lưu lại từ quá khứ, không đánh giá toàn diện hiện thực khách quan tại hiện trường.

Khi chúng tôi hỏi: “Nếu phường đã xác định rằng đất của biệt thự cổ (thuộc sở hữu của nhà nước) bị lấn chiếm trái phép thì sao không tổ chức cưỡng chế?”, bà Hương lập tức đá quả bóng trách nhiệm khi trả lời rằng: “Cái này thuộc trách nhiệm của Xí nghiệp nhà (Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội), vì nhà (biệt thự cũ) đó là của nhà nước (cho các hộ dân thuê ở).

09-28-48_phn-chu-trinh3
09-28-48_phn-chu-trinh2
Đơn kiến nghị của người dân số 6 ngõ Phan Chu Trinh về việc buông lỏng quản lý trật tự xây dựng và giải quyết khiếu kiện trên địa bàn.

Câu trả lời này thật vô lý bởi nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường được quy định từ điều 111 đến 117 của Luật Tổ chức HĐND và UBND nêu rõ:

Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theo đúng quy định của pháp luật.

Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái vơi squy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định...

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.